Cách nấu xôi vò thơm ngon đơn giản tại nhà

Cách nấu xôi vò thơm ngon chuẩn vị

Nét đặc trưng đáng quý của người phụ nữ Việt Nam truyền thống đó chính là rất thích công việc bếp núc, thích chăm sóc và mang đến cho những thành viên trong gia đình bữa ăn chất lượng và ngon miệng. Bên cạnh đó, việc biến hóa giúp thực đơn hằng ngày thêm phần đa dạng cũng sẽ làm cho hình ảnh người phụ nữ thêm phần thu hút. Và xôi vò là một trong những món ăn dùng làm bữa sáng rất hợp lý vì khả năng chắc bụng, no lâu lại không tốn nhiều thời gian nấu nướng sẽ góp phần trong công cuộc xây dựng hình ảnh của bản thân phụ nữ chúng ta thành công hơn đó!

Để xôi vò được thơm ngon, tơi hạt bạn nên đọc hết bài viết này. Bởi vì Đồ Cúng Việt Nam sẽ cung cấp toàn bộ công thức nấu xôi vò ngon nhất, chuẩn vị nhất. Cùng theo dõi nhé!

Tìm hiểu thêm:

  • Cách làm lồng đèn bằng ống hút
  • Chương trình tết trung thu cho trẻ hấp dẫn

Nguyên liệu làm xôi vò

Đồ Cúng Việt Nam sẽ giới thiệu đến các bạn cách nấu xôi vò thơm ngon cho khẩu phần của một gia đình phổ biến gồm 4 người nhé. Chị em cứ dựa vào khả năng ăn uống, sở thích và số lượng thành viên trong gia đình mà cân nhắc khối lượng nguyên liệu nhé! Những món cần chuẩn bị đó là:

  • Gạo nếp 400 gr 
  • Đậu xanh đã cà vỏ 200 gr 
  • Dầu ăn 2 muỗng canh 
  • Muối 1/2 muỗng cà phê 
  • Đường 2 muỗng canh

Chi tiết cách nấu xôi vò theo phong cách miền Bắc và miền Nam

Tùy theo vị trí địa lý mả mỗi nơi trên đất nước Việt Nam có những đặc trưng văn hóa cũng khẩu vị khác nhau. Thế nên bài viết này, Đồ Cúng Việt Nam sẽ giới thiệu đến hội chị em 2 cách nấu xôi vò chuẩn vị từng vùng nhé!

1. Cách làm xôi vò phong cách miền Bắc (Xôi vò mặn)

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gạo và đậu xanh nên được vo thật sạch, loại bỏ hạt sâu và lép. Để tiết kiệm thời gian tốt nhất bạn nên ngâm gạo và đậu xanh qua đêm đến sáng chỉ việc chế biến. Nếu không bạn ngâm trong nước lạnh tầm 6 – 8 tiếng, còn đối với nước ấm thì tầm 3 tiếng là được. 

Sau khi đã đủ thời gian ngâm, bạn để gạo nếp và đậu xanh cho ráo nước, có thể phơi dưới ánh nắng mặt trời để gạo nếp thật ráo. Để đảm bảo độ khô ráo, thỉnh thoảng bạn nên đảo nhẹ cả gạo nếp và đậu xanh. 

>>  Mâm lễ cúng rằm tháng Chạp đơn giản, Bài văn khấn chuẩn

Nếu các thành viên trong gia đình không thích ăn nhạt, chị em nên cho khoảng ½ thìa cà phê muối và trộn đều để xôi thành phẩm được đậm vị nhé. 

Bước 2: Hấp chín đậu xanh

Sau khi đậu xanh đã được ráo nước, bạn cho vào chõ đồ xôi để tiến hành hấp xôi nhé!

Bạn bày một lớp đậu xanh lên bề mặt chõ, dùng đũa để tạo các lỗ thông hơi nước giúp hạt đậu xanh được chín đều, nhanh và không bị nhão.

Sau đó bạn đun nước đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa, duy trì tầm 5 – 10 phút. Mở nắp và gạt lại lớp đậu xanh để chín đều. 

Tiếp tục đun thêm 10 phút nữa. Để kiểm tra độ chín của hạt đậu, bạn chỉ cần dùng tay bóp nhẹ nếu hạt đậu mềm và bở tức đã chín thì chị em tắt bếp đi nhé! Để đậu xanh nhanh nguội bạn nên phơi ra mâm. Tiếp đó, bạn cho tất cả đậu xanh vừa hấp vào máy xay sinh tố, xay thật nhuyễn nhé. Bạn cũng có thể dùng cối để giã nếu không có máy xay sinh tố, giã cho đến khi hạt đậu nát và nhuyễn vừa phải, vì nếu quá nhuyễn sẽ làm đậu xanh bị kết dính và quánh lại, rất khó cho quá trình chế biến tiếp theo. 

Bước 3: Đồ xôi

Bạn tiếp tục dùng ½ phần đỗ đã được tán nhuyễn ở trên trộn đều vào phần gạo nếp đã được để ráo. Trộn đều đến khi thấy hạt đậu xanh bám đều lên trên toàn bộ bề mặt hạt gạo nếp, chú ý cho thêm 1 thìa dầu ăn vào hỗn hợp trên để tăng thêm vị béo ngậy cho món xôi vò. 

Tiếp đó bạn cho hỗn hợp vừa trộn lên bếp đun cách thủy khoảng tầm 20 – 30 phút, đun đến khi thấy hạt xôi trở nên căng bóng, mọng nẩy là được. 

Sau đó bạn đồ xôi ra một mâm lớn hoặc một mẹt tre rộng rồi rải đều một lớp mỏng để tránh tình trạng xôi bị ướt và nhanh nguội. Bạn nhớ đem nốt ½ phần đỗ còn lại trộn chung với xôi vừa được đồ nhé.

Thế là món xôi vò chuẩn phong cách miền Bắc đã hoàn tất. Cực kỳ đơn giản đúng không nào? Giờ thì chị em bày xôi vò vừa chế biến ra đĩa và mời mọi người trong gia đình cùng thưởng thức nhé.

2. Cách nấu xôi vò theo phong cách miền Nam (Xôi vò nước cốt dừa)

Khác với xôi vò miền Bắc, người miền Nam thích ăn có gia vị tí, thích ngọt. Chính vì thế xôi vò miền Nam cũng khác khi hay được mọi người dùng chung với nước cốt dừa mang đến hương vị thơm ngon và béo ngậy. 

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Tương tự với cách chuẩn bị nguyên liệu nấu xôi vò phong cách miền Bắc. Bạn cũng cần làm sạch gạo nếp và đậu xanh đã được cà vỏ và để thật ráo nước. Để thành phẩm xôi vò được hấp dẫn và thu hút hơn chị em có thể sử dụng tip nhỏ dưới đây:

>>  Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

Bạn chuẩn bị một nhánh nghệ, giã thật nhuyễn sau đó thì lọc lấy nước nghệ vàng và trộn thật đều với phần gạo nếp đã được làm sạch và để ráo nước. Như thế món xôi vò sẽ có màu vàng thu hút thị giác hơn nhiều đấy!

Đối với phần nước cốt dừa, bạn hoàn toàn có thể dùng nước cốt bán sẵn ở ngoài siêu thị dạng hộp, hoặc tự làm nước cốt bằng cách nạo cùi dừa tươi xay nhuyễn rồi chắt qua màng lọc vải, đun sôi lấy nước. 

Ngoài ra để món xôi vò tăng thêm phần thơm ngon bạn có thể cho thêm vào nồi lá dứa. Tuy nhiên, phần nguyên liệu này không bắt buộc. 

tron so nguyen lieu - Cách nấu xôi vò thơm ngon đơn giản tại nhà
trộn nguyên liệu

Bước 2: Tiến hành chế biến đậu xanh

Để tiến hành hấp chín đậu xanh chị em cần chuẩn bị một nồi nước đun sôi. Cho toàn bộ đậu xanh vào nồi nước đó và hấp. Sau khi đậu xanh chín, bạn dàn đều một lớp mỏng đậu xanh trên bề mặt nồi hấp rồi để nguội. Tiếp tục cho toàn bộ phần đậu xanh vào máy xay sinh tố xay nhuyễn hoặc giã cho đến khi đậu xanh đều mịn là được. 

Tương tự như cách nấu xôi vò phong cách miền Bắc bạn cũng chia đậu xanh đã xay nhuyễn thành hai phần, một phần trộn chung với gạo nếp rồi đem đồ, phần còn lại dùng để tăng thêm mùi vị xôi vò bằng cách rắc lên phần xôi thành phẩm. 

Bước 3: Chi tiết cách nấu xôi theo phong cách miền Nam – Tiến hành đồ xôi

Lấy phần hỗn hợp gạo nếp và đậu xanh đã được trộn đều với nhau cho thêm một ½ muỗng cà phê muối để xôi được đậm vị. Bạn có thể rải một lớp lá dứa lên trên bề mặt gạo nếp để phần xôi vò có được hương thơm hấp dẫn hơn. Tiếp đó bạn bắc một nồi nước, sắp xếp chõ hấp xôi lên trên nồi tương tự như đồ đậu xanh và đun sôi. Chị em nhớ hấp tầm 25 đến 30 phút thôi nhé đủ thời gian thì tắt bếp và mở nắp. 

Dùng đũa hoặc muôi xới đều xôi, và rải nước cốt dừa đã chuẩn bị sẵn lên bề mặt xôi rồi trộn đều tay. Chú ý rằng, nước cốt dừa nên được rắc với một lượng vừa phải giúp xôi có độ quện dính, mềm mại. Nếu cho nhiều nước cốt dừa quá sẽ có thể làm xôi bị nhão, mất đi hương vị chính của xôi vò. 

Sau khi cho nước dừa vào rồi bạn tiếp tục đậy nắp và đun sôi thêm khoảng 7 đến 10 phút. Như vậy xôi sẽ được chín đều và nước cốt dừa cũng được ngấm sâu vào từng hạt xôi vò. Sau đó bạn tắt bếp, bày xôi ra mâm lớn, rắc đường lên toàn bộ xôi và trộn xới thật đều. Tùy theo khẩu vị của mỗi gia đình mà lượng đường nên được cho vào ít hay nhiều, nhưng Đồ Cúng Việt Nam nghĩ rằng nên cho đường với một lượng vừa phải, bởi vì ngọt quá sẽ không tốt cho sức khỏe mà sau khi nguội có thể làm xôi bị vón cục, cứng ngắt, khó nhai. 

>>  Chương trình tết trung thu cho trẻ mầm non nên chuẩn bị những gì?

Nếu thực hiện đúng tất tần tật các bước trên thì khi nguội món xôi chuẩn chỉ sẽ dẻo mịn, thơm ngon, hạt xôi không bị dính chung khó gỡ mà tơi hạt rất đẹp. Sau khi đã hoàn tất công việc nấu xôi, bạn dùng phần đậu xanh xay nhuyễn còn lại để rắc lên thành phẩm, việc này cũng sẽ giúp cho xôi được khô hơn nên rất thích hợp với những người có sở thích ăn xôi khô, tơi hơn. Sau đó, bạn chỉ cần bày xôi ra đĩa là hoàn tất món xôi vò cực thơm ngon rồi. Giờ bạn chỉ cần mời mọi người trong gia đình cùng thưởng thức tài nghệ nấu nướng của mình nữa là xong. 

Một số lưu ý khi nấu xôi vò

Để chắc chắn món xôi vò được thơm ngon, chuẩn vị và hấp dẫn, ngoài việc thực hiện theo các bước trên chị em cần chú ý một vài điểm sau nữa nhé.

  • Việc chọn nguyên liệu chế biến là rất quan trọng trong bất kỳ món ăn nào. Chất lượng thành phẩm có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguyên liệu. Nên chọn những thành phần tươi ngon, nên chọn loại gạo nếp cái hoa vàng hoặc gạo nếp hương sẽ giúp xôi được dẻo mịn và mềm mại. Còn hạt đậu xanh ngon tức mang màu vàng nhạt, nhìn vào mỗi hạt đều căng bóng, mẩy mọng, không có mùi ẩm mốc hay tránh những hạt đậu lép. 
  • Trong khi hấp gạo nếp và đậu xanh, để tránh tình trạng đậu xanh và gạo nếp bị nhão bạn nên nhớ thỉnh thoảng mở nắp nồi và đảo đều tay nguyên liệu nhé. 

Gợi ý một số các món ăn đi kèm xôi vò

Để thưởng thức món xôi vò một cách phong phú bạn có thể tham khảo một vài cách “mix” dưới đây nhé!

Ở miền Bắc, mọi người thường ăn xôi vò cùng với chè bột sắn dây. Còn gì ấm áp bằng cảm giác được đắm mình trong tiết trời se se lạnh của mùa thu Hà Nội vừa trò chuyện ỉ ôi với nhau vừa tận hưởng sự hòa quyện giữa hương vị thanh mát của chè và sự dẻo dai, mềm mịn của hạt gạo nếp, hương thơm nhè nhẹ của hạt đậu xanh cơ chứ.

Khác với khu vực miền Bắc, miền Nam người ta thích sự dân dã, mặn mà như xôi vò ăn kèm chả giò, chả lụa hay gà quay cùng một mùi thơm hấp dẫn của hành phi thu hút mạnh mẽ khứu giác người đối diện khiến bụng bắt đầu la ré ngay lập tức. 

Đó chính là những kiến thức nấu xôi vò thơm ngon mà Đồ Cúng Việt Nam đã nghiên cứu cũng như tổng hợp từ những kinh nghiệm nấu nướng, kinh nghiệm tham quan mọi miền đất nước của mình. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp ích cho chị em trong việc chăm sóc gia đình nhỏ của mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *