Cúng thần tài thổ địa ngày nào, lễ vật cần những gì?

Một trong những nghi thức quan trọng không thể thiếu của người dân Việt Nam đó chính là cúng thần tài. Thế nhưng, cúng thần tài thổ địa ngày nào là chính xác?

Tìm hiểu thêm:

  • Mâm cúng giỗ tổ nghề tóc
  • Cúng ông Táo về trời ngày nào?
cung than tai tho dia ngay nao 2 - Cúng thần tài thổ địa ngày nào, lễ vật cần những gì?

Trà bánh đơn giản cúng Thần tài thổ địa. (Hình minh hoạ)

Đối với các gia đình kinh doanh, bàn thờ Thần Tài là chi tiết không thể thiếu trong nhà hoặc tại nơi trực tiếp kinh doanh. Tuy nhiên, để chuẩn bị 1 mâm cúng Thần Tài cần phải có nhiều lễ vật khác nhau. Vậy để cúng Thần Tài thật tươm tất và đầy đủ, người cúng cần chuẩn bị những gì? Và cúng Thần Tài Thổ Địa ngày nào là đúng nhất? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất cho các bạn.

Cúng Thần Tài Thổ Địa có những ngày nào?

Bất kỳ vấn đề liên quan đến cúng kính, tâm linh đều cần phải hết sức cẩn trọng. Và việc xem ngày tốt để cúng Thần Tài Thổ Địa cũng không là ngoại lệ. Bởi điều đó giúp năng lực của các thần linh được phát huy tốt hơn. Theo ý kiến của các chuyên gia phong thủy, ngày cúng Thần Tài Thổ Địa đẹp nhất là mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Ngay thời điểm buổi sáng, giờ Thìn (từ 7 – 9 giờ sáng) sẽ là lúc đẹp nhất để bắt đầu thực hiện nghi thức cúng. 

Ngoài khoảng thời gian này, có không ít các gia đình vẫn hay cúng Thần Tài Thổ Địa mỗi tháng hoặc thậm chí là mỗi ngày. Mục đích của việc làm này là để mong các vị thần phù hộ độ trì cho gia đình được bình an, may mắn và hút tài lộc về cho gia chủ. Dựa vào một số nghiên cứu về phong thủy, cũng như tương truyền về 2 vị thần này. Các ngày tốt để cúng Thần Tài Thổ Địa gồm có:

  • Ngày Đại An: Giúp gia đạo yên ấm, bình an, cửa hàng không gặp trộm cướp hay làm ăn thất thoát
  • Ngày Tốc Hỷ: Giúp gia chủ thu hút tài lộc, mời khách hàng đến với tiệm của mình
  • Ngày Tiểu Cát: Thành tâm khẩn cầu vào ngày này, nguyện ước nào cũng sẽ sớm thành, mọi việc diễn ra thuận lợi, may mắn.

Ý nghĩa cúng Thần Tài Thổ Địa 

Sau khi xác định ngày giờ nào thích hợp cúng Thần tài, chúng ta cùng tìm hiểu qua ý nghĩa nhé. Theo quan niệm và tín ngưỡng của người Việt, Thần Tài là vị thần mang đến tài lộc, may mắn. Ngài ấy hỗ trợ cho con đường kinh doanh gặp nhiều thuận lợi. Chính vì vậy, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp vị thần này tại các cơ sở kinh doanh hoặc nhà riêng. Thần Tài thường được thờ cùng ông Địa và không đặt cao như bàn thờ tổ tiên. 

Thần Tài Thổ Địa mang yếu tố tâm linh ảnh hưởng đến đời sống văn hóa người Việt sâu sắc. Các vị này giúp cai quản đất đai, giữ tài sản, phù hộ và giúp đỡ người làm ăn buôn bán có được nhiều của cải hơn.

Thông thường vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch, hay còn được gọi là ngày vía Thần Tài. Lúc này, mọi người sẽ đi mua vàng về để cúng Thần Tài Thổ Địa. Như 1 nghi thức để “nhờ” các vị thần linh phù hộ độ trì cho gia đình luôn gặp nhiều bình an, may mắn, có tài lộc và công việc làm ăn, kinh doanh được phát triển tốt hơn.

Việc thờ cúng Thần Tài Thổ Địa từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Việt Nam. Từ đó mang đến lợi ích to lớn về tinh thần, cũng như vật chất đối với các gia đình có thờ cúng 2 vị thần này.

Cúng Thần Tài Thổ Địa ngày nay gồm những lễ vật nào?

mam le vat cung than tai hang ngay - Cúng thần tài thổ địa ngày nào, lễ vật cần những gì?

Mâm cúng thần tài thổ địa hàng ngày đầy đủ và chuẩn nhất

[mâm cúng thần tài | mâm cúng vía thần tài | mam cung than tai | mâm cúng ngày vía thần tài | mâm cúng thần tài mùng 10 | mam cung ngay via than tai | mâm cỗ cúng thần tài | mâm cúng thần tài thổ địa | mâm lễ cúng thần tài | mâm cơm cúng thần tài | mâm cúng vía thần tài mùng 10 tháng giêng | mâm cúng ngày thần tài | mâm cúng thần tài ngày 10 tháng giêng]

Với những người lần đầu cúng Thần tài, hẳn là sẽ gặp nhiều bối rối. Gia chủ thường không biết cúng Thần tài ngày nay gồm những lễ vật nào. Thực tế, lễ vật cúng hàng ngày khá đơn giản. Chỉ cần có thức ăn chay, hoa quả tươi và bánh kẹo. Nói chung là phải tùy tâm người cúng, như vậy đã đủ thành ý với các vị.

Nhưng vào ngày vía Thần Tài, đây là dịp quan trọng đối với phong tục người Việt. Do đó mâm cơm cúng Thần Tài Thổ Địa vào ngày này cũng cần chuẩn bị tươm tất và chu đáo hơn. Các lễ vật cần thiết cho mâm cúng Thần Tài bao gồm:

  • Trái cây ngũ quả (01 phần)
  • Hoa cúc kim cương (01 bó)
  • Cá lóc nướng (01 phần)
  • Giấy cúng Thần Tài (01 bộ)
  • Chè trôi nước (01 phần)
  • Xôi gấc đậu xanh (01 phần)
  • Tam sên (01 bộ gồm thịt luộc, tôm, trứng)
  • Gạo (01 phần) Muối (01 phần)
  • Thuốc lá con mèo (01 gói)
  • Trầu cau (01 phần)
  • Bánh kẹo (01 phần)
  • Gà luộc (01 con kèm cháo, gỏi)
  • Heo quay miếng (01 phần)
  • Bánh hỏi hoặc bánh mì (01 đĩa)
>>  Hướng dẫn làm tiệc sinh nhật cho bé tròn 9 tuổi tại nhà

Các món như trứng luộc, tôm luộc và heo luộc được gọi là bộ Tam sên. Theo tương truyền, Thần Tài rất thích ăn những món này nên bắt buộc trong lễ vật cúng Thần Tài. 

Nguyên tắc đặt vật phẩm

Giữa 2 vị thần, các bạn nên đặt 1 hũ gạo, 1 hũ muối và 1 hũ nước đầy. Ba hũ này đến cuối năm mới cần phải thay. Một vật phẩm khác nữa trên bàn thờ đó là bát nhang. Được xem như là vật ảnh hưởng đến con đường tài vận của gia chủ. 

Nhiều người mời thầy phong thủy về để xem hướng thuận lợi để đặt bát nhang. Nếu bát hương bị xê dịch việc làm ăn không được thuận lợi. Do đó, để tránh động vào bát nhang khi lau dọn, một số gia đình thường dán keo cố định.

Đối với bình hoa và đĩa trái cây cũng cần đặt theo đúng nguyên tắc. Bên phải sẽ là nơi đặt bình hoa còn bên trái là nơi đặt đĩa trái cây. Các loại hoa được dùng để cúng Thần Tài thường là hoa cúc, hoa đồng tiền…Trái cây thì tùy ý gia chủ, không cần bày biện mâm ngũ quả. Nhưng đó phải là đồ tươi mới.

Bên cạnh đó, nhiều chủ nhà còn đặt thêm ông Cóc ngậm tiền lên bàn thờ. Bởi đây là biểu tượng thể hiện cho sự giàu sang và phú quý. Ông Cóc sẽ được đặt phía trước ở bên trái Thần Tài. Mặt sáng của Cóc quay ra ngoài, mặt tối đưa vào trong. 

Bài cúng văn khấn Thần Tài Thổ Địa ngày nay như thế nào?

Ngoài việc chuẩn bị lễ vật cũng như cách bố trí thật cẩn thận cho lễ cúng Thần Tài Thổ Địa. Thì những bài văn khấn là điều không thể thiếu. Gia chủ có thể gửi những mong muốn, thỉnh cầu chân thành của mình đến các vị thần linh thông qua bài văn khấn. Đồng thời, đó cũng được xem như 1 lời cảm ơn đối với các vị vì đã luôn che chở cho gia đình luôn được bình an, thịnh vượng.

Nội dung bài văn khấn các vị Thần Tài Thổ Địa sẽ được trình bày như sau:

cung than tai tho dia ngay nao 3 - Cúng thần tài thổ địa ngày nào, lễ vật cần những gì?

[ mâm cúng thần tài ngày khai trương | mâm cúng thần tài mùng 10 tháng giêng | cách bày mâm cúng thần tài | mâm cúng ông địa thần tài | mâm cung via than tai | mâm cúng ngày vía thần tài 2021 | mâm cúng ông địa | mam cung via than tai | mâm cúng ông thần tài]

Trước khi thực hiện nghi lễ, gia chủ cần ăn mặc lịch sự, chỉnh tề, rửa tay sạch sẽ, để tâm an yên, không được chứa lòng thù hận hay bất kỳ tà niệm nào. Điều này ít nhiều thể hiện được sự thành tâm và nghiêm túc đối với việc thờ cúng các vị Thần Tài Thổ Địa.

Hướng dẫn cúng thần tài thổ địa

Mùng 10 tháng Giêng âm lịch (ngày vía Thần Tài) là câu trả lời của “Cúng Thần tài thổ địa ngày nào”. Còn thời gian đẹp nhất là từ 7 – 9 giờ sáng, vì đó là giờ Thìn. Thích hợp để năng lượng của các vị thần tỏa ra mạnh mẽ nhất.

Như đã chia sẻ, người cúng cần ăn mặc lịch sử, không mặc đồ rách hoặc thiếu đứng đắn. Sau khi dâng nhang, thành tâm đọc bài văn khấn mà chúng tôi vừa cung cấp bên trên.

Lưu ý trong bài cúng Thần tài thổ địa

Để quá trình cúng được diễn ra suôn sẻ và đúng theo thủ tục nhất, các bạn cần chú ý đến một số những lưu ý như sau:

  • Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa phải được đặt dưới đất, ở góc nhà và không nên đặt ngay dưới cầu thang. Chú ý đặt bàn thờ ở nơi có thể quan sát được khách ra vào. Nguyên tắc đặt bàn thờ có thể áp dụng được đó là đặt theo hướng tốt của gia chủ hoặc ở nơi có vượng khí bên ngoài chảy vào. Như vậy sẽ dễ hút tài lộc vào nhà.
  • Không được đặt bàn thờ gần nhà vệ sinh, các nơi ô uế, trước gương hoặc nhà bếp. Điều này cũng làm giảm mất tài lộc và khiến gia chủ làm ăn trắc trở.
  • Sau khi cúng xong, gạo muối đã chuẩn bị trước đó bỏ vào bị và cất trong nhà, không được đổ đi.
  • Chú ý thường xuyên lau chùi bàn thờ. Không được để bàn thờ Thần Tài Thổ Địa bị bẩn, bình hoa cũng cần được thay nước đều đặn.
  • Hoa và trái cây sau khi cúng có thể hạ xuống. Lúc này chủ nhà nên mua hoa và trái cây khác để thay lên. Tránh tình trạng dâng cổ bồng và lục bình trống. Điều này khiến cho bàn thờ Thần Tài Thổ Địa nhìn ảm đạm, tài lộc cũng từ đó mà giảm sút.
  • Lộc cúng chỉ nên cho người trong nhà. Vì như vậy sẽ dễ bị mất lộc.
  • Rượu và nước sau khi cúng xong phải đem tưới quanh nhà.

Và đó là những giải đáp cho câu hỏi Cúng Thần Tài Thổ Địa ngày nào. Hướng dẫn chi tiết lễ vật và văn khấn. Mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích. Nếu gia đình có nhu cầu chuẩn bị lễ vật cúng thật tươm tất và thịnh soạn. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

luu y khi cung than tai hang thang - Cúng thần tài thổ địa ngày nào, lễ vật cần những gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *