Trong hệ tư tưởng tâm linh của người Việt thì đất đai có một vị trí cực kỳ đặc biệt. Bởi có đất chúng ta mới có thể xây nhà và an cư lạc nghiệp, có đất chúng ta mới trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế. Nhất là trong thời đại ngày nay khi đất đai ngày càng có giá trị, buôn bán bất động sản tăng mạnh thì vị trí của đất đai không ngừng tăng cao. Vậy lễ cúng đất đai cuối năm cần chú ý những điều gì?
Từ thời xưa ông cha ta đã rất chú trọng tới lễ cúng đất đai. Đây là lễ cúng mà chúng ta cần phải làm khi thực hiện bất cứ một việc gì có liên quan đến đất đai như san lấp hồ, đất, động thổ, đào móng, sửa chửa nhà cửa….Nhiều người nghĩ rằng chỉ khi nào làm những công việc liên quan đến đất mới phải cúng. Nhưng thực tế theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì lễ cúng đất đai cần thực hiện đều đặn trong năm.
Tìm hiểu thêm:
- Lễ vật cúng tổ nghề xây dựng gồm những gì?
- Mâm cúng khai trương đặt ở đâu?
Tại sao chúng ta phải làm lễ cúng đất đai?
Nếu như trước kia lễ cúng này được thực hiện 2 lần trong một năm là vào dịp đầu năm và cuối năm thì giờ đây chỉ cần tiến hành vào cuối năm. Bởi trải qua thời gian đã có nhiều sự thay đổi và dịp đầu năm người Việt còn chuẩn bị nhiều lễ cúng khác nên lễ cúng đất đai được chọn làm vào cuối năm.
Còn có một ý nghĩa khác khi tiến hành lễ cúng đất đai vào cuối năm bởi đây là dịp mà chúng ta thường có xu hướng mua nhà, xây nhà hoặc sửa nhà…Mọi việc có liên quan đến đất đai cũng thường được diễn ra vào cuối năm vì khi đó mọi người đã có sự chuẩn bị tốt nhất.
Lễ cúng đất đai cuối năm có những ý nghĩa gì?
Để hiểu rõ hơn về lễ cúng đất đai cuối năm thì điều đầu tiên bạn cần phải nắm được đó chính là ý nghĩa của lễ cúng này:
- Ý nghĩa về phong thủy
Phong thủy luôn có vị trí đặc biệt trong cuộc sống hàng ngày của người Việt, nhất là khi liên quan đến đất đai thì lại càng phải chú ý đến phong thủy. Và theo cha ông truyền lại thì quan niệm của phong thủy có 5 hướng chỉ về đất đai hay còn được gọi là Ngũ Phương Thổ Trạch.
5 hướng đó gồm có Đông, Nam, Tây, Bắc và Trung. Mỗi một hướng lại được trấn giữ bởi một con rồng còn được gọi là Ngũ Long Trấn Thủ. Điều này cũng tương ứng với Ngũ Hành và mối con rồng lại có màu sắc tượng trưng khác nhau.
Chính vì vậy mà khi chúng ta làm bất cứ việc gì liên quan tới đất đai cần phải làm lễ cúng để xin phép 5 con rồng trấn thủ khu vực đó. Nếu gia chủ không làm nghi lễ tươm tất thì sẽ dễ gặp phải trục trặc do đụng vào sự yên tĩnh của rồng trấn thủ.
- Ý nghĩa về văn hóa
Đất trong quan niệm của người Việt được ví như hình ảnh của người mẹ. Bởi từ đất mà mọi thứ được sinh ra. Do đó mà lễ cúng đất đai vào dịp cuối năm còn được xem là yếu tố thể hiện nét văn hóa uống nước nhớ nguồn.
Ngoài ra, lễ cúng này còn thể hiện tấm lòng tưởng nhớ đến các bậc tổ tiên đã khai hoang các vùng đất, cho con cháu cuộc sống như ngày hôm nay.
- Ý nghĩa về tâm linh
Thần Thổ Công là vị tiểu thần được Ngọc Hoàng cử xuống nhân gian cai quản mọi chuyện có liên quan tới đất đai. Và mỗi vùng đất lại có thần Thổ Công riêng nên khi bạn dự định làm việc gì có liên quan tới đất đai thì đều cần phải làm lễ để xin phép. Và chỉ khi được thần Thổ Công ở đó chấp nhận bạn mới tiến hành mọi sự thuận lợi, hanh thông.
Lễ vật trong mâm cúng đất đai cuối năm gồm những gì?
Chính bởi những ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy nên lễ cúng đất đai vào dịp cuối năm thường nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người. Một trong những điều mà mọi người quan tâm nhiều nhất đó là việc chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng.
Bởi lễ vật dâng lên trên mâm cúng là biểu hiện rõ nét nhất cho tấm lòng thành của gia chủ, do đó mà không thể xảy ra sai sót hoặc quá tạm bợ. Hơn thế nữa, cha ông ta cũng đã có những lưu truyền liên quan đến việc sắm lễ vật trong mâm cúng. Và theo đúng truyền thống gia chủ sẽ cần phải sắm các lễ vật sau:
- Hoa quả (đủ 5 loại hoa quả với kích thước, màu sắc khác nhau). Tùy vào tập tục mỗi vùng hay vùng đó có loại hoa quả đặc trưng nào thì có thể dâng lên cúng
- Hoa tươi 1 bình (với số hoa lẻ và nên chọn loại hoa có màu sắc tươi sáng)
- 1 ấm trà đã được pha sẵn (có thể thay thế bằng 1 gói trà)
- 1 bó nhang (hương)
- Đèn dầu hoặc nến cốc đủ 1 đôi
- Rượu trắng 1 chai (hoặc thay bằng 3 – 5 chén nhỏ)
- Nước lọc 1 chai
- Đĩa trầu cau đã têm (có thể chọn quả cau và lá trầu riêng)
- Muối tinh 1 đĩa
- Gạo trắng 1 đĩa
- Tiền vàng mã truyền thống 1 bộ
- 1 đĩa thịt lợn quay hoặc thay bằng 1 con gà trống luộc
- Bộ tam sên (có trứng luộc, thịt lợn luộc và cua/ tôm luộc)
- Cháo trắng 5 bát nhỏ
- Chè 5 bát nhỏ
- Xôi 5 đĩa nhỏ
- 5 bát cơm trắng và 5 đôi đũa
- Bánh kẹo 1 đĩa
Ngoài các lễ vật kể trên thì gia chủ có thể sắm thêm một số lễ vật khác như bánh bao, nước ngọt, thuốc lá, bia hoặc dâng cúng 1 con lợn sữa quay. Tùy vào điều kiện về kinh tế mà gia chủ có thể chọn dâng lễ cho phù hợp.
Điều quan trọng khi dâng lễ trên mâm cúng là phải đảm bảo chất lượng các món đồ lễ. Gia chủ cần kiểm tra cẩn thận trước khi đặt lên mâm để tránh bị ôi thiu, có mùi hay trầy xước gây ảnh hưởng tới tấm lòng của bạn. Một điều nữa gia chủ cần chú ý đó là cách thức trang trí, bày biện đồ lễ trong mâm cần phải hài hòa, nhìn đẹp mắt.
Lễ cúng đất đai cuối năm cần mấy chén cơm?
So với các lễ cúng khác thì lễ vật trong mâm cúng lễ đất đai cuối năm không có nhiều sự khác biệt. Chỉ có duy nhất một điểm khác biệt đó chính là trong mâm cúng lễ đất đai không thể thiếu được 5 bát cơm trắng và 5 đôi đũa.
Vì sao lại cần có 5 bát cơm và 5 đôi đũa mà không phải là các con số khác? Đó là vì xuất phát từ quan niệm thời xưa của người Việt liên quan đến 5 vị thần Thổ Công (Thổ Địa) và Thần Tài. Họ quan niệm rằng 5 phương thì sẽ có 5 vị thần Thổ Công và 5 vị Thần Tải khác nhau cai quản. Do đó mà gia chủ cần phải cúng đủ 5 vị mới có thể nhận được nhiều sự may mắn, thịnh vượng.
Việc cúng đủ 5 bát cơm còn là biểu hiện cho sự thành kính và cảm tạ các vị thần linh đã che chở, bảo vệ cho mình cùng mọi người đang sống tại khu đất đó. Và cầu xin các vị thần linh tiếp tục phù hộ, che chở cho công việc gia chủ cần thực hiện liên quan đến đất đai được diễn ra tốt đẹp, như ý muốn.
[ Đồ Cúng Việt Nam | cúng động thổ khởi công sửa nhà | lễ vật cúng khởi công sửa chữa | bài văn khấn động thổ | mâm cúng khởi công động thổ | hướng dẫn cúng khởi công | không cúng khởi công có được không | ai là người cúng động thổ khởi công ]