Dù hàng năm các gia đình đều làm lễ cúng tất niên nhưng thực tế có nhiều bạn trẻ không biết được là lễ cúng tất niên gồm những gì? Đừng quá lo lắng vì bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Tìm hiểu thêm:
- Cúng chúng sinh vào ngày nào?
- Lễ cúng cất nóc gồm những gì?
Tất niên là dịp để mọi người cùng nhau ôn lại những gì đã qua trong năm cũ. (Hình minh hoạ)
Đối với người Việt Nam thì dù bận rộn đến mấy, ngày 30 tháng Chạp mỗi gia đình đều sửa soạn cho lễ cúng tất niên. Đây là một trong những nghi lễ rất quan trọng trong nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt. Dù cuộc sống hiện đại có nhiều thứ đã thay đổi nhưng việc lễ cúng tất niên vẫn giữ được trọn vẹn hình thức, giá trị của nó. Với nhiều bạn trẻ thì việc cúng tất niên vẫn còn khá nhiều điều bỡ ngỡ không biết được lễ cúng tất niên gồm những gì? Bài viết sau tìm hiểu các vấn đề xung quanh việc lễ cúng tất niên nhé.
Lễ cúng tất niên cuối năm gồm những ý nghĩa gì?
Theo truyền thống, vào ngày cuối cùng của năm cũ và bước sang năm mới, mỗi gia đình sẽ thực hiện việc cúng tất niên. Theo phiên âm từ tiếng Hán thì “Tất” có nghĩa là đã xong, đã hoàn thành còn “Niên” là năm, và “Tất Niên” được hiểu là đã kết thúc một năm.
Ngày để cúng tất niên thường là 30 tháng Chạp (năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (năm thiếu). Tất niên được xem là dịp mà đông đủ các thành viên trong nhà được sum họp, gặp mặt nhau. Tuy rằng, mỗi vùng miền lại có những tập tục cúng tất niên khác nhau nhưng nét đẹp và ý nghĩa của việc cúng tất niên cuối năm từ ngàn đời nay không hề thay đổi.
Tất niên mang ý nghĩa to lớn trong việc bày tỏ lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên và chư vị thần linh trên trời. Điều này mang đến cho con người sự yên ổn về tâm linh. Khi đó họ sẽ có được sự bảo hộ, phù trợ của tổ tiên cũng như của các vị thần linh.
Chuẩn bị lễ vật cúng tất niên cuối năm gồm những gì?
Tuỳ theo mỗi vùng miền mà mâm lễ vật cũng sẽ thay đổi. (Hình minh hoạ)
Vào dịp cuối năm thì nhà nào cũng dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, trang trí lại cho đẹp mắt, khang trang, chuẩn bị những món lễ vật cần thiết cho việc cúng tất niên cuối năm. Và cần chuẩn bị những mâm cúng tất niên sau:
Mâm lễ cúng tất niên cuối năm
Tập tục cúng tất niên ở mỗi vùng miền của nước ta có sự khác biệt. Nhưng đa phần trong ngày cuối năm các gia đình sẽ chuẩn bị 2 mâm cơm cúng. Một mâm để cúng ông bà tổ tiên trên bàn thờ đặt trong nhà. Một mâm ở ngoài sân cúng trời đất.
Theo phong tục, mâm cúng tất niên không thể thiếu được món bánh chưng, vàng mã, trầu cau và hoa tươi. Bên cạnh đó gia chủ có thể chuẩn bị thêm gà luộc hoặc chân giò, thủ lợn luộc. Đây là mâm cơm truyền thống quen thuộc ở các gia đình miền Bắc. Mâm cúng tất niên cuối năm miền Nam lại không thể thiếu món tôm khô, thịt kho dừa, củ kiệu và dưa giá.
Nhiều gia đình còn bày thêm xôi chè, thịt lợn quay, rượu, đèn hương, một cốc nước trắng và ít muối gạo. Sau khi cúng xong thì gia chủ vung muối gạo ra trước cửa nhà nhằm bố thí các vong hồn vất vưởng. Ngoài ra, tuỳ khả năng mà mâm cúng tất niên sẽ có sự đa dạng món ăn.
Mâm cúng gia tiên cuối năm
Mâm cúng gia tiên vào cuối năm miền Bắc thường sẽ có món nem rán, các loại giò, canh măng, các loại xôi, gà luộc, bánh chưng,… Ở miền Trung sẽ có món thịt đông, bánh tét, chè, gà bóp rau răm,… Còn ở miền Nam có món bánh tét, canh khổ qua, chả giò và thịt kho tàu.
Mỗi gia đình lại có cách chuẩn bị mâm cơm cúng khác nhau. Hiện nay nhiều gia đình còn chuẩn bị mâm cơm chay để cúng gia tiên. Các món chay thường là những món được chế biến đơn giản, đậm chất vùng miền.
Ngoài ra, gia đình còn chuẩn bị một mâm ngũ quả với nhiều loại hoa quả đẹp mắt. Sau khi cúng xong thì con cháu sẽ hạ lộc xuống và cùng nhau thưởng thức.
Bài khấn cúng tất niên cuối năm
Để cho việc cúng cuối năm được trọn vẹn và suôn sẻ đại diện gia đình phải đọc bài văn khấn khi tiến hành cúng. Nội dung của bài văn khấn là:
Bài khấn cúng tất niên.
Bài cúng lễ này tuy đơn giản nhưng gia chủ cố gắng đặt lòng thành kính của mình vào. Chỉ có như vậy, các vị thần linh mới chứng nhận và lễ cúng tất niên mới có được ý nghĩa trọn vẹn nhất.
Lễ cúng tất niên gồm những bước gì?
Dưới đây là trình tự các bước theo đúng phong tục cổ truyền của Việt Nam:
Thời gian cúng
Tùy vào điều kiện, gia chủ có thể cúng tất niên vào buổi trưa hoặc chiều tối của ngày 29 hoặc 30 tháng Chạp. Nhiều năm gần đây, nhiều gia đình thường chọn cúng sớm hơn. Tuy nhiên, việc làm này vẫn mang ý nghĩa mong muốn đoàn tụ, được nhớ về tổ tiên, ông bà.
Cơm cúng tất niên
Mỗi gia đình đều cần phải chuẩn bị 2 mâm cơm với những món ăn đặc trưng truyền thống. Mâm cơm cúng sẽ được thưởng thức sau khi gia chủ đã thắp đủ 3 tuần hương và hương tàn.
Đọc văn khấn
Văn khấn cúng tất niên đã được tổ tiên chúng ta truyền lại từ xưa cho tới nay. Bạn có thể mua sách có bài văn khấn đọc theo hoặc đọc trên mạng.
Lễ cúng tất niên gồm những lưu ý gì?
So với các lễ cúng khác ở trong năm thì cúng tất niên không cần phải quá cầu kỳ. Tuy nhiên, gia đình cần phải lưu ý một số điều sau khi thực hiện việc cúng tất niên:
- Tùy thuộc vào khả năng, mâm cúng tất niên bao nhiêu món cũng được, miễn không quá sơ sài. Đặc biệt, món ăn được nấu theo cách truyền thống cần phải được bày biện một cách sạch sẽ, chu đáo.
- Cần làm vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nhất là bàn thờ trước khi bày mâm cúng lên trên.
- Sau khi đọc văn khấn, chờ hương tàn thì con cháu mới được hạ mâm xuống để thụ lộc. Bữa cơm tất niên cần phải có mặt đầy đủ mọi thành viên trong gia đình.
Trên đây là một số vấn đề xung quanh việc lễ cúng tất niên gồm những gì. Hi vọng những điều này sẽ giúp ích cho bạn trong việc chuẩn bị cúng lễ cho tất niên năm nay.
Đồ Cúng Việt Nam chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói chất lượng cao
[ mâm cúng tất niên | lễ vật cúng tất niên | hướng dẫn cúng tất niên | lưu ý khi cúng tất niên | văn khấn cúng tất niên | cúng tất niên trong nhà hay ngoài sân | không cúng tất niên có được không ]