Trước khi sửa sang nhà cửa, phòng ốc, bếp núc, mỗi gia chủ đều cần cúng động thổ, đối với sửa bếp gọi là cúng sửa bếp. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những lễ vật quan trọng trong mâm lễ cúng sửa bếp chuẩn phong tục Việt Nam.
Sửa bếp có cần làm mâm lễ cúng? (Hình minh hoạ)
Ý nghĩa mâm lễ cúng sửa bếp bạn nên biết
Tại sao phải có mâm lễ cúng sửa bếp?
Bếp là một trong những không gian chính của gia đình dùng để nấu ăn, ăn uống và sinh hoạt chung.
Theo quan niệm dân gian dưới góc độ tâm linh, khu vực bếp được cai quản bởi Ông Công Ông Táo. Do đó, trước khi động thổ sửa bếp, mỗi gia đình đều phải làm lễ cúng sửa bếp dâng lên Ông Công Ông Táo nói riêng, các vị thần linh cai quản trong xứ ở nói chung. Trước là xin phép bề trên, sau là cầu mong cho cuộc sống của gia đình được may mắn, thuận hòa, sung túc, an yên.
Những ý nghĩa của mâm cúng sửa bếp bạn nên biết?
Cúng sửa bếp thực chất là dâng lễ xin phép các Ông Công Ông Táo trước khi sửa sang, mang một số ý nghĩa quan trọng sau:
- Ý nghĩa trực tiếp: dâng lễ khai báo, xin phép Ông Công, Ông Táo và các vị Thần linh để được thi công và thi công thuận lợi.
- Ý nghĩa truyền thống: Việt Nam là một trong những đất nước có tôn giáo, tín ngưỡng và lễ nghi đa dạng nhất. Trong đó, mỗi lễ nghi lại gắn liền với một kiểu thờ cúng riêng. Không chỉ là sự thể hiện tín tâm kính trọng bề trên, thần linh, lễ cúng sửa bếp còn là biểu hiện của ý nghĩa “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” đậm tính tập tục Việt Nam.
- Ý nghĩa thỉnh xin: lễ cúng sửa bếp không chỉ là sự xin phép của gia chủ đối với thần linh để tiến hành thi công xây dựng. Đây còn là sự cầu xin cuộc sống gia đình được tốt đẹp sau khi động thổ, tránh những điềm xấu. Nhiều gia đình tín tâm còn cho rằng, nếu như không thực hiện cúng sửa bếp, sau khi sửa sang có gặp những điều không may mắn, khó khăn.
Chung quy lại đây là một nghi lễ cần được thực hiện, dù không long trọng thì cũng phải đầy đủ trước khi động thổ.
Danh sách lễ vật mâm cúng sửa bếp chuẩn phong tục người Việt
Theo phong tục Việt Nam, một mâm cúng sửa bếp đầy đủ bao gồm những lễ vật sau:
Mâm lễ mặn:
Bao gồm một bộ tam sên (hay còn gọi là bộ tam sanh) và đồ nếp.
- Đối với bộ tam sên, tùy thuộc vào vùng miền mà bộ lễ này cũng có sự khác nhau. Ở miền Nam, bộ tam sên bao gồm: 1 miếng thịt heo luộc (thịt ba chỉ để cả miếng), Cua hoặc tôm (3 – 5 con luộc), Trứng luộc (thường là trứng gà, 1 hoặc 3 quả). Trong khi đó, bộ tam sên thờ cúng của miền Bắc lại có: Lưỡi heo, môi bò và dồi trường. Thực ra sự khác nhau về món ăn không làm nên tính đặc trưng của bộ tam sên. Chúng chỉ đảm bảo tính tượng trưng cho: Thổ – Thủy – Thiên.
- Đồ nếp: thường là xôi hoặc bánh chưng. Hai loại xôi thường được dùng nhất trong cúng sửa bếp đó là xôi đậu xanh và xôi gấc đỏ.
Mâm lễ quả – mâm ngũ quả:
Mâm quả gồm 5 loại trái cây. Tốt nhất là nên chọn trái cây khác màu nhau. Tượng trưng cho sự đầy đủ, vui vẻ, đem lại sự may mắn, an lành. Không chọn quả sâu, quả héo, quả dập, hay quả bị xấu màu.
Hoa tươi:
Gia chủ có thể cắm một lọ hoa tươi đặt vào mâm lễ cúng bếp. Các loại hoa thường được chọn là hoa cúc vàng, hoa hồng, hoa đồng tiền. Lưu ý cắm hoa theo số bông hoa lẻ.
Các lễ vật quan trọng khác:
Bát hương/ hương (nhang), đèn hoặc nến (thường thì cúng bếp người ta sẽ sử dụng đèn cầy là phổ biến nhất), tiền vàng, hũ gạo tẻ, trà khô (lá chè khô), một vò rượu trắng (kèm theo 5 chén/ ly nhỏ), bánh kẹo, trầu cau, gà luộc (gà trống tơ, chéo cánh), giò lụa, … Ngoài ra, gia chủ cũng phải chuẩn bị bát và đũa bày sẵn trên mâm cúng bếp.
Cũng theo phong tục Việt Nam, người dâng lễ thờ cúng này thường là người chủ gia đình và thường là đàn ông.
Bài cúng văn khấn cúng sửa bếp
Nghi thức cúng sửa bếp không phổ biến như nghi thức cúng tổ tiên, cúng Ông Công Ông Táo,… Do đó không phải ai cũng biết cách cúng khấn. Những người lần đầu thực hiện nghi thức này có thể tham khảo bài văn khấn mẫu dưới đây:
Bài văn khấn cúng động thổ khởi công sửa bếp.
Các bước chuẩn bị cúng sửa bếp đầy đủ
Quy trình chuẩn bị cúng sửa bếp, có thể tiến hành theo các bước chính sau:
- Tìm hiểu về nghi lễ, các lễ vật cần thiết trong mâm cúng sửa bếp: đối với những người đã có kinh nghiệm hoặc đã có kiến thức về cúng sửa bếp rồi thì có thể bỏ qua bước này.
- Chuẩn bị mâm cúng, sửa soạn đầy đủ và đúng theo phong tục Việt Nam nhất có thể.
- Dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng, chọn vị trí đẹp nhất trong không gian bếp làm nơi cúng.
- Sắp mâm lễ đã chuẩn bị ra bàn cúng.
- Người thực hiện cúng khấn đứng trước bàn, chắp tay và đọc văn khấn. Lưu ý người cúng phải ăn mặc chỉnh tề, lịch sự. Nếu chưa biết cách khấn các bạn có thể cầm văn bản có nội dung bài văn khấn, đọc một cách lưu loát nhất. Còn nếu có thời gian chuẩn bị, gia chủ nên học thuộc và khấn sẽ tốt hơn.
- Sau khi khấn xong, cúi đầu 3 lần, rời khỏi vị trí mâm lễ theo tư thế đi lùi.
- Đợi hương cháy hết, gia chủ hóa vàng, xin lễ và hạ lễ.
Cúng sửa bếp vào giờ nào cho đúng
Không có một giờ nào gọi là chuẩn cho cúng sửa bếp. Song người ta vẫn cho rằng nên cúng sửa bếp vào buổi sáng (7 giờ sáng – trước 11 giờ sáng).
Còn đối với ngày cúng thì gia chủ nên xem ngày cẩn thận. Nó còn liên quan đến sự động thổ của gia chủ khi sửa sang nhà cửa. Ngoài ra, bếp còn được xem là không gian có thể hút hoặc hao tài lộc. Do đó, bất cứ một sự động chạm đất đai nào của không gian bếp cũng phải được cân nhắc kỹ.
Theo các chuyên gia tâm linh, xem ngày cúng sửa bếp sẽ được xem theo tuổi của chủ. Do vậy, gia chủ phải đọc đầy đủ tên họ, tuổi, ngày tháng năm sinh âm lịch.
Đặt mâm cúng sửa bếp trọn gói ở đâu
Nếu không kịp chuẩn bị một mâm lễ cúng chu đáo, gia chủ có thể tham khảo dịch vụ mâm cúng sửa bếp trọn gói.
Chúng tôi chuyên cung cấp mâm lễ trọn gói cho: cúng tổ tiên, cúng ông Công ông Táo, cúng ông Thần Tài, cúng tổ nghề, … cũng như tất cả các loại hình thờ cúng nói chung.
Đến với dịch vụ của chúng tôi, gia chủ sẽ được tư vấn cụ thể trọn gói.
Mâm cúng trọn gói với các lễ cúng do Đồ Cúng Việt Nam cung cấp
Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho người đọc về mâm lễ cúng sửa bếp chuẩn Việt Nam.
[ mâm cúng động thổ | đồ cúng trọn gói | lễ vật cúng động thổ | hướng dẫn cúng động thổ chuẩn | bài văn khấn cúng động thổ | ngày tốt cúng động thổ | mâm ngũ quả cúng động thổ | cúng động thổ ngày nào tốt ]