Mẫu kế hoạch tổ chức ngày tết trung thu cho thiếu nhi chuẩn

Lên kế hoạch tổ chức ngày tết trung thu cho thiếu nhi chuẩn truyền thống

Vào ngày tết trung thu, các gia đình thường hay tổ chức những hoạt động truyền thống, vui chơi cho con em mình, cho các bé thiếu nhi. Thế bạn đã có kế hoạch gì cho việc tổ chức ngày rằm ý nghĩa hay chưa? Nếu chưa có thì tham khảo ngay ý tưởng trong phần dưới đây.

Tìm hiểu thêm:

Ý nghĩa đặc biệt của ngày tết trung thu là gì

Tết trung thu hay còn được gọi với cái tên dân gian là ngày rằm tháng 8 và còn nhiều tên gọi khác như tết đoàn viên, tết trông trăng hay là tết thiếu nhi,… đây là một ngày lễ lớn ở nhiều nước phương Đông, tuy nhiên mỗi một nơi sẽ có những phong tục, tập quán và cách ăn mừng ngày lễ khác nhau. Trong số đó, Việt Nam chúng ta chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nền văn hóa Trung Quốc, nhưng vẫn có những điểm đặc trưng riêng biệt. 

Nguồn gốc của ngày rằm tháng 8 – tết trung thu có rất nhiều giai thoại, truyền thuyết, dựa trên những cốt truyện mà ý nghĩa tổ chức khác nhau. Đối với riêng Việt Nam, ngày tết trung là một dịp quan trọng để gia đình đoàn viên, sum vầy. Bên cạnh đó là thể hiện sự biết ơn, quan tâm, chăm sóc và báo hiếu với ông bà, cha mẹ cũng như kính nhớ tổ tiên của mình. Ngoài ra, trong ngày này người ta không chỉ bó hẹp trong quan hệ gia đình mà còn là lúc để tri ân đối tác, đồng nghiệp và khách hàng, chính vì vậy mà trong ngày tết trung thu người ta vẫn hay mua những gói bánh, gói trà để làm quà biếu, tặng cho người thân gia đình và những người có sức ảnh hưởng tới mình. 

tet trung thu 2021 ngay nao - Mẫu kế hoạch tổ chức ngày tết trung thu cho thiếu nhi chuẩn
tết trung thu 2021

Bên cạnh những ý nghĩa tinh thần và truyền thống biết ơn giàu đẹp, ngày tết trung thu còn là dịp để nghỉ ngơi, vui chơi và thoải mái. Đối với người lớn thì sau một mùa vụ dài đằng đẵng người ta sẽ cùng con cháu ngắm trăng, từ từ ăn bánh, nói chuyện và uống trà. Ngoài ra, đây cũng chính là tết cho các bé thiếu nhi, trong ngày này diễn ra những hoạt động nhộn nhịp hơn bao giờ hết, người lớn tặng quà cho trẻ nhỏ, tổ chức rước đèn, phá cỗ và xem múa lân,… 

Có thể nói trong ngày rằm tháng 8 – Tết trung thu sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động, nào là những yếu tố tinh thần giải trí, yếu tố truyền thống tốt đẹp và ngoài ra còn là yếu tố tâm linh sâu sắc. Khi trong ngày này, hầu hết tất cả gia đình đều sẽ kính nhớ tổ tiên của mình bằng cách chuẩn bị một mâm cúng nhỏ, chỉ cần ấm cúng, đầy đủ lễ vật và có lòng thành là được, không yêu cầu phải mâm cao cỗ đầy, thịnh soạn và bày vẽ quá mức. 

>>  Ngày xá tội vong nhân là gì mà quan trọng đến vậy?

Những hoạt động tổ chức thường thấy trong ngày tết trung thu 

Ngày tết trung thu bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau chính vì vậy mà trong ngày này cũng có rất nhiều hoạt động đa dạng. Mang những nét truyền thống riêng biệt và thể hiện được nền văn hóa vô cùng đặc sắc. 

Chuẩn bị bánh trung thu 

Thời đại đã phát triển và tiên tiến hơn rất nhiều. Việc chuẩn bị những chiếc bánh trung thu là khá đơn giản, khi bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng. Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ vẫn muốn tự làm, tự chuẩn bị món bánh truyền thống tại nhà. Bạn có thể tham khảo cách làm bánh nướng, bánh dẻo theo kiểu chay, mặn với nhiều loại nhân khác nhau trên mạng, rất đơn giản và cũng dễ làm. Việc cất công chuẩn bị cũng giúp tăng thêm ý nghĩa ở trong nghi thức, bày tỏ được tấm lòng của mình với tổ tiên và nếu dùng thức quà này để biếu cho người thân, đối tác thì quá tuyệt vời.  

banh trung thu - Mẫu kế hoạch tổ chức ngày tết trung thu cho thiếu nhi chuẩn

Múa lân ngày rằm tháng 8 

Con lân đối với những nước Á Đông nói chung và nước mình nói riêng thì đây là một linh vật trong tứ linh. Theo tín ngưỡng dân gian thuần Việt thì con Lân là đại diện sự yên ổn, bình an và đặc biệt là tài lộc, may mắn, thịnh vượng. Chính vì đó mà khi lân đến nhà múa thì nhiều người thường rất vui mừng và hồ hởi đón tiếp. Xuất phát từ tín ngưỡng trên, vào ngày rằm tháng 8 thì các đoàn lân sư rồng thường sẽ đi từng nhà để múa, chào mừng ngày tết trung thu. 

Chuẩn bị mâm cúng rằm ấm cúng

Ngoài những hoạt động vui chơi giải trí dựa trên yếu tố tinh thần thì trong ngày rằm tháng 8, một yếu tố quan trọng không kém đó chính là giá trị tâm linh. Các gia đình đều sẽ chuẩn bị một mâm cúng nhỏ để dâng lên tổ tiên nhà mình, điều này thể hiện sự biết ơn, kính nhớ và báo hiếu với người thân đã mất. Mâm cúng trong ngày rằm tháng 8 không cần cầu kỳ, chủ yếu là lễ ngọt chứ không cúng lễ mặn. Lễ vật đơn giản và đầy đủ, gia chủ thành tâm và cúng khi trăng lên cao.

Nên chuẩn bị lễ vật gì trong mâm cúng rằm tháng 8 

Tùy vào mỗi nơi khác nhau mà các lễ vật cúng sẽ được điều chỉnh theo từng phong tục tập quán và văn hóa của chính nơi đó. Nhưng nhìn chung thì mâm cúng ngày rằm tháng 8 khá là đơn giản, nhẹ nhàng chỉ bao gồm một số lễ vật cơ bản sau đây. 

>>  Gạo muối khi cúng xong làm gì mới đúng? Những lễ cúng nào cần có gạo muối?

Các loại trái cây trên mâm cúng rằm 

Trái cây là một lễ vật không thể nào thiếu trong nhiều mâm cúng, đặc biệt là cúng ngày tết trung thu. Nhiều gia đình sẽ chuẩn bị mâm ngũ quả với 5 loại trái cây điển hình, người miền nam sẽ chuẩn bị mãng cầu, quả dừa, xoài, đu đủ, sung còn người miền bắc sẽ chuẩn bị những loại trái cây đa dạng hơn như bưởi, chuối, táo và lê,…. bên cạnh đó, nhiều người vì muốn mâm trái cây trông thịnh soạn hơn nên chuẩn bị nhiều hơn 5 loại trái, đều này cũng sẽ không ảnh hưởng quá quá lớn. Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý không nên cúng trái cây giả, mà phải chọn trái cây tươi, quả vừa chín tới và không quá già. Gia chủ có thể sắp xếp theo ngũ hành tương sinh hoặc tùy theo ý mình.   

Hoa tươi để cúng rằm 

Hoa tươi là lễ vật bắt buộc phải có, các gia đình cũng nên lưu ý không nên cắm hoa giả mà nên dùng hoa thật để thể hiện được sự tôn kính và giữ tôn nghiêm bàn thờ tổ tiên. Nên chọn những loại hoa có màu sắc sáng, tươi và rạng rỡ, bên cạnh đó còn mang ý nghĩa may mắn, an ổn và tốt đẹp như hoa đồng tiền, hoa cúc vàng, hoa cát tường, hoa ly hay hoa lay ơn. Tránh cúng hoa có màu trắng hoặc màu nhạt. Hoa phải tươi, có cả lá xanh và nụ thì nhìn sẽ hài hòa và đẹp mặt hơn. 

Bánh trung thu 

Tết trung thu thì làm sao có thể thiếu được bánh trung thu, phải không nào. Đây là một loại bánh đặc trưng trong ngày lễ này. Người ta thường sẽ mua ngoài tiệm hoặc tự chuẩn bị bằng cách làm tại nhà. Món ăn truyền thống này sẽ được dâng lên bàn thờ tổ tiên, bạn có thể cúng bánh nướng hay bánh dẻo đều được tùy theo sở thích. Ngoài ra cũng có thể chọn bánh chay, bánh mặn theo khẩu vị của mỗi thành viên ở trong gia đình. 

Lên kế hoạch tổ chức một ngày tết trung thu chuẩn truyền thống cho thiếu nhi  

Bên cạnh những ý nghĩa lớn của ngày tết trung thu, ngày này còn dành phần nhiều ý nghĩa cho các “thiên thần bé nhỏ” là lứa tuổi thiếu nhi. Mọi nhà từ ông bà cha mẹ đều muốn lên kế hoạch tổ chức cho con nhà mình được có một dịp vui chơi thỏa thích, giúp cho bé có những dấu ấn tinh thần tích cực và cho bé biết truyền thống Việt Nam đẹp đến thế nào. Mỗi một địa phương thì sẽ có những điểm khác biệt trong phong tục và các hoạt động vui chơi. Bạn có thể tham khảo một vài kế hoạch tổ chức dưới đây để có thêm ý tưởng cho một ngày tết thiếu nhi vô cùng ý nghĩa. 

>>  Bài cúng mùng 2 Tết, văn khấn mùng 2 Tết chuẩn

Làm đồ chơi và lồng đèn trung thu cho bé 

Ngày tết thiếu nhi có những món đồ chơi quen thuộc như là lồng đèn hay các loại mặt nạ,… hiện nay trên thị trường thì có rất nhiều loại lồng đèn được bán sẵn bằng chất liệu nhựa hay giấy. Tuy nhiên, nhiều gia đình đặc biệt là ở dưới quê, họ vẫn giữ được nét truyền thống khi cùng bé tự làm đồ chơi, làm lồng đèn thủ công. Ví dụ như lồng đèn ông sao có khung bằng tre và bọc lại bằng giấy bóng màu, bên cạnh đó còn có lồng đèn bươm bướm, đèn ông sư hay đèn kéo quân,… ngoài ra thì bạn cũng có thể cùng bé làm mặt nạ bằng những tấm bìa cứng như mặt nạ tôn ngộ không, mặt nạ ông địa và Trư Bát Giới,… 

do choi tet trung thu - Mẫu kế hoạch tổ chức ngày tết trung thu cho thiếu nhi chuẩn
đồ chơi tết trung thu – lồng đèn trung thu

Phá cỗ đêm trung thu 

Trong ngày tết thiếu nhi, một hoạt động không thể nào thiếu đó chính là phá cỗ đêm trăng. Các gia đình sẽ tự chuẩn bị một mâm cỗ nhỏ, trên đó có bày nhiều món đồ ăn ngon cho đến những đồ vật trang trí truyền thống. Điển hình nhất của một mâm cúng trung thu trong đêm trăng rằm là các loại trái cây được tạo hình độc đáo, mới lạ và vô cùng bắt mắt. Ví dụ như tép bưởi, người ta sẽ xâu chuỗi lại, phơi cho khô đi và tạo thành hình con chó, hay không thể thiếu các loại trái cây như chuối bưởi, hồng hay là thanh long,… bên cạnh đó là có bánh trung thu các loại như bánh nướng, bánh dẻo hay bánh con heo,… cộng thêm với phần trang trí bằng lồng đèn ông sao, lồng đèn cá chép và những dây kim tuyết. 

Đợi cho đến khi trăng lên, các bé sẽ cùng gia đình hoặc bạn bè hàng xóm để chung vui phá cỗ, nô đùa vô cùng nhộn nhịp. 

cach lam long den trung thu bang giay - Mẫu kế hoạch tổ chức ngày tết trung thu cho thiếu nhi chuẩn
Lồng đèn trung thu có ý nghĩa như thế nào? Cách làm lồng đèn bằng giấy

Rước đèn trong đêm trăng 

Đã có phá cỗ thì chắc chắn phải có rước đèn. Ở những nơi vẫn còn giữ được nét đặc trưng như ở quê, khi làng xóm vẫn còn khắng khít với nhau, họ sẽ cùng tổ chức những lễ hội rước đèn. Các bé thiếu nhi mỗi đứa cầm những chiếc lồng đèn xinh xắn cùng thắp nến đi khắp đường phố.   

Rất hy vọng thông qua bài viết trên đã có thể giúp cho bạn biết thêm được nhiều thông tin hữu ích và cần thiết nhất. Nếu bạn đang cần tham khảo dịch vụ cung cấp mâm cúng và muốn đặt lễ theo như yêu cầu thì có liên hệ trực tiếp hoặc truy cập website của Đồ Cúng Việt Nam – Đơn vị cung cấp mâm cúng uy tín, chất lượng và chuyên nghiệp hàng đầu. Chúng tôi cam kết có thể đem đến cho bạn những lễ vật cúng sạch và ngon, an toàn thực phẩm cao và đặc biệt là chuẩn tâm, chuẩn phong thủy. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *