Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

Tết trung thu hay còn gọi là Tết thiếu nhi, Tết trông trăng, tết hoa đăng, tết đoàn viên là một phong tục rất có ý nghĩa, được diễn ra vào ngày Rằm tháng 8 Âm lịch hằng năm. Tiết trời vào thu thường rất đẹp, mát mẻ và trong lành.

cach lam long den trung thu bang giay - Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu
Lồng đèn trung thu có ý nghĩa như thế nào? Cách làm lồng đèn bằng giấy

Tết Trung Thu 2021, nguồn gốc và ý nghĩa, mâm lễ vật

Phong tục Trung Thu của người Việt đã có nhiều thay đổi theo thời gian. Bên cạnh những giá trị truyền thống tốt đẹp cũng có không ít những biến tướng đáng buồn.

Những nét đẹp trong phong tục Trung Thu là một trong những yếu tố tạo nên nét đặc sắc về mặt văn hóa của ngày Tết trông trăng này. Tuy nhiên, thời gian càng lâu, những phong tục này cũng có sự thay đổi. So với ngày xưa, Tết thiếu nhi ngày nay đã dần được thay đổi với một “màu sắc” khác.

Tìm hiểu thêm:

  • Cúng Thần Tài mùng 10 vào giờ nào tốt?
  • Mâm cúng Thần Tài Thổ Địa ngày khai trương cần chuẩn bị như thế nào?

Phong tục Trung Thu là nét văn hóa độc đáo của người Việt

Những nét đẹp trong phong tục Trung Thu luôn là điều cả dân tộc Việt tự hào. Mặc dù khu vực Châu Á cũng có nhiều nước đon Trung Thu nhưng cách đón Tết đoàn viên của người Việt vẫn có sự khác biệt. Có rất nhiều điều thú vị trong đêm rằm tháng tám này khiến bao thế hệ Việt không thể nào quên dù đã khôn lớn hay thậm chí là già đi theo năm tháng.

Các phong tục Trung Thu có từ đâu?

Phong tục đón Trung Thu đã có từ rất lâu. Không một ai có thể xác định chính xác nguồn gốc của ngày Tết này từ khi nào mà có. Nó được lưu truyền từ những câu chuyện cổ tích về tiên nữ Hằng Nga; về chàng Cuội ngồi gốc cây đa; về Thỏ Ngọc trên cung trăng hay về vị vua thời Đường Minh Tông được một lần dạo chơi trên tiên giới…

Ý nghĩa đêm rằm Trung Thu của người Việt

Dù bắt nguồn từ khi nào thì tết Trung Thu của người Việt vẫn được xem là ngày vui, ngày sum họp của các gia đình. Đây là lúc mọi người cùng đoàn viên, cùng ăn bánh, thưởng trà và ngắm trăng trong sự yên bình, hạnh phúc. Phong tục đón Trung Thu cũng là cách thể hiện được nét đẹp “uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Ý nghĩa này được đánh giá là nét đẹp riêng của người Việt được lưu truyền qua bao thế hệ.

nguon goc va y nghia cua ngay tet trung thu - Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu
nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết trung thu | lễ hội đêm rằm

Sự khác biệt của các phong tục Trung Thu theo dòng chảy thời gian

Vẫn là Tết Trung Thu như những năm nào nhưng phong tục Trung Thu đã có nhiều thay đổi. Theo thời gian, xã hội phát triển, các thế hệ con người dần già đi và thay thế bằng những lớp trẻ. Điều này cũng khiến cách đón Trung Thu có không ít sự thay đổi. Tất cả đều có “gương mặt” mới so với những gì được xem là truyền thống.

>>  Mua vàng ngày thần tài có phải thắp hương không?

Đồ chơi trẻ em trong Tết Trung Thu

Trung thu là Tết thiếu nhi. Vì vậy, những món đồ chơi trẻ em được xem là không thể thiếu. Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn giữa những món đồ chơi của trẻ em thời xưa và nay trong ngày Tết Trung Thu.

Trẻ em ngày xưa có những món đồ chơi trung thu tự tay cha mẹ, ông bà làm. Đó là mặt nạ, là đèn lồng từ những vỏ lon nhựa hay những chiếc đầu sư tử, đèn ông sao đơn giản nhưng rất thú vị. Những món đồ chơi này đều làm thủ công. Đèn ông sao dùng nến thắp lên nên ra đường cứ mỗi đợt gió là bọn trẻ phải lo che chắn kẻo bị tắt. Mặt nạ, đầu lân cũng dùng giấy và nan tre để “chế tạo”. Thế nhưng, khi nhận được những món quà này, mỗi đứa trẻ đều “mừng như bắt được vàng’. Bởi có thể cả năm chúng mới được một lần tặng quà như thế.

do choi tet trung thu - Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu
Đồ chơi tết trung thu – lồng đèn trung thu

Với trẻ em ngày nay lại khác. Quà trung thu của các em là những món đồ chơi hiện đại chạy bằng pin, làm từ nhựa. Tất cả đều đẹp đẽ, tinh xảo. Không còn cảnh người lớn hì hục làm để tặng con trẻ của mình như ngày xưa. Tất cả đều được mua sẵn ở các cửa hàng. Thế nhưng, đồ chơi đẹp là thế mà vẫn chẳng khiến trẻ em ngày nay vui như xưa. Có lẽ, các em đã quen với việc được tặng quà nên giờ có thêm cũng không phải là ‘hàng hiếm” để trân quý như trước nữa.

Mâm cỗ Tết Trung Thu

Một trong những phong tục Trung Thu không thể thiếu của người Việt chính là chuẩn bị mâm cỗ. Thế nhưng, điều này cũng dần thay đổi theo dòng chảy của thời gian. 

Ngày xưa, mâm cỗ được chuẩn bị là “của ít lòng nhiều”. Ai có gì chuẩn bị nấy. Nào là bánh kẹo, trái cây theo kiểu “mùa nào thức nấy”. Đặc biệt, trong mâm cỗ trung thu sẽ có 2 loại bánh là bánh dẻo và bánh nướng. Nó tượng trưng cho sự vuông tròn của trời đất.

fPAyxZn0sp4dwOuNM PMLvZ5FQuPxCmvdlkRX6EX4kWBlAxgmQSMWpSbOlQKTdffl9U0XnWRjOKKiQxd5oUKKIzmIyRgq2gDBN oYVQcRdXjpUvGzbkh1n2uAw FOhcbfo65ISk - Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

Ngày nay, mâm cỗ cũng trở nên “hiện đại “ hơn. Bánh kẹo trong mâm đủ màu sắc, kiểu dáng. Mâm cúng cũng thịnh soạn hơn. Việc chuẩn bị mâm cỗ Trung Thu ngày nay theo đúng nghĩa “Phú quý sinh lễ nghĩa” . Thậm chí, nhiều nhà còn oder dịch vụ chuẩn bị sẵn để tiết kiệm thời gian. Mọi thứ dù được chuẩn bị cầu kì, đầy đủ nhưng dường như thiếu đi cái gọi là “lòng thành” của người xưa trong Tết Trung Thu.

Bánh Trung Thu

Có lẽ, sự thay đổi rõ nét nhất chính là hình ảnh những chiếc bánh Trung Thu của người Việt. Tết Trung Thu của các gia đình vẫn luôn có món bánh này. Nhưng dáng vẻ, hương vị cũng đã có sự biến tấu theo thời gian và sự phát triển của xã hội.

>>  Các sự tích Tết Trung Thu rất hay và ý nghĩa

Tết Trung Thu ngày xưa có hình ảnh những chiếc bánh được làm từ bột nếp dẻo với nhân thập cẩm. Bên ngoài bọc bao nilon trong rất đơn giản. Dù không có vẻ ngoài bắt mắt, sang trọng nhưng hương vị bên trong lại rất hấp dẫn, quyến luyến vị giác người ăn. Vẻ mộc mạc của chiếc bánh được tạo nên từ bàn tay thủ công của người thợ chứ không phải là dây chuyền sản xuất hiện đại. Trong từng chiếc bánh có chứa đựng hương vị của cả một nét văn hóa dân tộc từ xa xưa.

banh trung thu tet doan vien - Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu
Bánh trung thu – tết đoàn viên 2021

Thế nhưng, ngày nay, vẫn là bánh Trung Thu nhưng nó lại được kể bằng một câu chuyện khác. Chiếc bánh được làm từ công nghệ sản xuất hiện đại, mẫu mã sang trọng và hương vị cũng vô vàn lựa chọn. Mọi người sẽ được thưởng thức nhiều hương vị hơn. Thậm chí, các nhà sản xuất bánh còn bắt kịp xu hướng để có những chiếc bánh chay phục vụ những người có nhu cầu tịnh tâm và ăn uống thanh đạm trong ngày rằm tháng tám.

Các lễ hội Trung Thu

Phong tục Trung Thu ngày xưa luôn có hình ảnh múa lân, múa rồng dưới đêm trăng rằm tháng Tám. Nó được xem là biểu tượng của nét đẹp văn hóa truyền thống nhằm mang đến sự may mắn, tài lộc. Múa lân, múa rồng ngày xưa như một “món ăn tinh thần” không thể thiếu của người Việt vào ngày Tết đoàn viên.

Nhưng trong xã hội ngày nay, Trung Thu cũng chủ yếu chỉ tổ chức ca múa nhạc. Ít nơi còn múa lân, múa rồng như trước. Nếu có tổ chức thì hình ảnh múa lân, múa rồng đã có sự “biến tướng” đáng buồn. Nhiều đội múa rồng, múa lân lợi dụng thời điểm Trung Thu để trục lợi. Họ vào tận nhà để nhảy múa với mục đích xin tiền. Nhà nào không cho họ sẽ ở lì không đi. Thậm chí, nhiều người còn cảm thấy ám ảnh mỗi khi nhìn thấy đoàn múa đến gần nhà mình. Cứ đến là cửa đóng then cài để không muốn gặp phiền phức. 

tet trung thu 2021 ngay nao - Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu
Các lễ hội mừng tết trung thu 2021

Chơi Trung Thu

Không chỉ mâm cỗ, bánh trái mà cả cách chơi Trung Thu cũng có nhiều khác biệt. Trung thu 2021 đã khác với những trung thu của 10 hay 20 năm về trước. Cách đón Tết đoàn viên này cũng có sự thay đổi rõ nét hơn so với trước đây.

Trung Thu ngày xưa, trẻ em cả xóm cùng nhau cầm những chiếc đèn, đồ chơi tự chế để rồng rắn theo nhau đi xem múa lân, múa rồng hay cùng đi phá cỗ. Hàng trăm đứa trẻ cùng nhau tranh giành những chiếc gói kẹo đủ màu nhưng vẫn thấy vui vẻ khi có được “chiến lợi phẩm” trong tay. Trung Thu ngày xưa sẽ bắt gặp hình ảnh nhiều gia đình quây quần dưới đêm trăng sau một ngày đồng áng mệt mỏi. Cùng nhau ăn bánh, uống trà và ngắm trăng thanh gió mát. Khung cảnh bình yên, nhẹ nhàng đến lạ.

9f4DlfLbjlApPJVxbUKMWxjpDEdk67ETbpkcuZ5MuvQoCIHobBIH0ZAKnnagCKFUMolpEBZhXcq1W7EMlfmNoRN31GAnqxdGSc R2xVYKKGITysle9iKNrp3IJHWDMfa g0Ko U - Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

Thế nhưng, khi xã hội phát triển, phong tục Trung Thu cũng có nhiều thay đổi. Kể cả cách chơi Trung Thu cũng không còn như xưa. Trẻ em ngày nay không được tự mình cùng lũ bạn rồng rắn đi phá cỗ hay rước đèn nữa. Đi chơi trung thu sẽ có phụ huynh “hộ tống” để đảm bảo an toàn. Các em được cùng bố mẹ đi xem các chương trình văn nghệ ở trung tâm thiếu nhi; được đi chơi các trò chơi như: đua ngựa, thú nhún, nhà banh…Tất nhiên, trên tay các em sẽ luôn có những món đồ chơi hiện đại, đắt đỏ với màu sắc đẹp mắt và tươi tắn. 

>>  Cách nấu xôi đậu xanh ngon dẻo tại nhà đơn giản

Trung Thu ngày nay cũng không còn là Tết thiếu nhi như trước nữa. Thậm chí nó đã trở thành Tết người lớn. Bởi người lớn đi chơi Trung Thu còn nhiều hơn trẻ em. Các gia đình, các đôi tình nhân…Tất cả đều cùng nhau ra đường, đi chơi vào đêm rằm tháng Tám. Không còn hình ảnh cả gia đình cùng thưởng trăng, uống trà như xưa. Trung Thu ngày nay trở nên sôi động và vui nhộn hơn rất nhiều.

NWEZ7xKQSm51z3kXrz F keol4MOOS4nT yNr INtB5cB8wx6 uSggFO042HtlSG9EZB1A iEKCerFIatWbL3uipzMCT1qYUBSjoDxrKwsJu25MX0qlpDZPoABRvIoVHAeUrNyY - Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

Biếu quà

Nếu ngày xưa, phong tục Trung Thu là con cháu biếu quà cho ông bà, cha mẹ để tỏ lòng biết ơn, kính trọng thì ngày nay đã khác. Quà tặng đôi khi không dùng để trao đến người thân yêu trong nhà nữa. Đối tượng được tặng quà trong đêm Trung Thu ngày nay sẽ là cấp trên, là đối tác hay là người yêu. 

tet trung thu tet doan vien thang 8 - Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu
tết trung thu tết đoàn viên tháng 8

Ngoài ra, ý nghĩa của việc tặng quà Trung Thu cũng dần dần thay đổi. Những món quà Trung Thu ngày xưa dù đơn giản, mộc mạc nhưng chứa đầy tình cảm, sự biết ơn của con cháu đến bậc sinh thành. Thế nhưng, món quà Trung Thu ngày nay đã trở thành gánh nặng về vật chất đối với nhiều người. Nó được xem là cách để lấy lòng, để tạo ấn tượng với người nhận quà. Thậm chí, nó khiến không ít người có cảm giá “sợ’ Trung Thu. Bởi lúc này, quà Trung Thu sẽ được tính bằng phong bì, bằng những món quà đắt đỏ, sang trọng. Quà càng sang mới càng thể hiện được thành ý của người tặng.

Có thể nói, các phong tục Trung Thu thay đổi là một điều tất yếu của xã hội. Bởi khi xã hội phát triển, cách sinh hoạt truyền thống sẽ không còn phù hợp ở hiện tại cũng cần thay đổi để thích nghi. Tuy nhiên, việc lưu giữ những nét đẹp truyền thống thiết nghĩ vẫn là điều cần thiết. Người Việt không nên chạy theo những cái mới mà bỏ qua những phong tục đẹp đẽ, mang đậm dấu ấn nhân văn của người xưa. Mọi người cần thay đổi nhưng vẫn phải đảm bảo Trung Thu vẫn là Tết thiếu nhi, là Tết đoàn viên ấm cúng, hạnh phúc.

banner 1400x544 - Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu
Đồ Cúng Việt Nam chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói chất lượng cao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *