Cách thờ cúng tổ tiên theo đúng phong tục truyền thống của người Việt
Trải qua 4000 năm lịch sử người Việt đã hình thành nên rất nhiều những phong tục truyền thống tốt đẹp và cho đến tận bây giờ vẫn được các thế hệ sau tiếp nối, gìn giữ. Trong số các phong tục truyền thống thì nổi bật nhất vẫn là việc thờ cúng tổ tiên. Có thể nói đây là một nét đẹp văn hóa mang tính đặc trưng của người Việt mà nét đẹp này đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của rất nhiều các chuyên gia về văn hóa trên toàn thế giới.
Hình ảnh bàn thờ gia tiên (hay gọi cách khác là bàn thờ tổ tiên ông bà) là điều không thể thiếu được trong các gia đình người Việt. Dù bất kể bạn là người thuộc tầng lớp nào trong xã hội, bất kể là người nghèo hay người giàu thì trong mỗi gia đình đều không thể thiếu được bàn thờ gia tiên.
Tất cả những nét đẹp, nét đặc sắc trong cách thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt đều được thể hiện trên bàn thờ gia tiên. Mọi lễ nghi cúng bái trong gia đình đều diễn ra tại đây và chỉ cần nhìn vào bàn thờ gia tiên là bạn có thể đoán được phần nào tính cách, sự tinh tế, nội tâm của gia chủ. Đây cũng là điều vô cùng quan trọng được đề cao trong tư tưởng tâm linh của các thế hệ người Việt.
Tuy nhiên giới trẻ hiện nay đang có nhiều sự thay đổi trong việc thờ cúng tổ tiên khi họ bị du nhập luồng tư tưởng từ các nền văn hóa khác nhau. Bởi vậy mà vấn đề cách thờ cúng tổ tiên theo đúng văn hóa truyền thống của người Việt đang nhận được sự quan tâm của nhiều người. Và nếu bạn muốn tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề này thì hãy bớt chút thời gian để đọc nội dung ngay dưới đây.
Tìm hiểu thêm:
- Mâm ngũ quả cúng đầy tháng cho bé gồm những gì?
- Bài cúng văn khấn đầy tháng cho bé
Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp văn hóa từ bao đời nay của dân tộc ta
Theo các tài liệu lịch sử để lại thì tục cúng lễ tổ tiên đã xuất hiện tại nước ta ngay từ thời kỳ đầu gây dựng đất nước, khi bắt đầu nền nông nghiệp lúa nước. Trải qua nhiều sự thay đổi trong lịch sử, cho đến khi Nho giáo từ Trung Quốc du nhập vào nước ta thì nên tảng của truyền thống cúng lễ tổ tiên lại càng được đề cao hơn. Bắt đầu từ thời kỳ đó thì thờ cúng tổ tiên đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu được trong cuộc sống của các thế hệ người Việt.
Đạo lý uống nước phải nhớ đến nguồn, cũng như tấm lòng thành kính của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên được thể hiện một cách sâu sắc thông qua tục lệ thờ cúng tổ tiên. Những thế hệ trước đã khuất là người đặt nền tảng cho các thế hệ sau nên việc tưởng nhớ công ơn của các thế hệ đi trước là điều con cháu trong gia đình luôn phải nhớ.
Tục lệ thờ cúng tổ tiên được truyền lại ở nước ta từ rất lâu đời nhưng chỉ theo hình thức từ đời nay sang đời khác mà không có một thể chế cụ thể. Mãi cho đến thế kỷ XV nhà Lê đã ban hành bộ luật Hồng Đức trong đó quy định rất rõ về tục lệ thờ cúng tổ tiên. Trong bộ luật ghi rằng con cháu phải thực hiện việc thờ cúng ông bà tổ tiên 5 đời (tính ngược trở lên). Tục lệ này đã được duy trì rất nhiều năm và đến thời nhà Nguyễn thì nghi lễ thờ cúng tổ tiên đã được trình bày một cách rõ ràng trong cuốn sách “Thọ mai gia lễ”.
Thờ cúng tổ tiên ông bà không chỉ là nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn được đánh giá là một trong những chuẩn mực đạo đức của người Việt, cũng như là nguyên tắc để làm người. Truyền thống này còn được nâng tầm lên để trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống về tâm linh của các thế hệ người Việt. Chỉ những người có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, chu toàn bổn phận thờ cúng ông bà tổ tiên và trọng lễ nghĩa thì mới nhận được nhiều hồng phúc.
Giới trẻ hiện nay đang có sự thay đổi trong cách thờ cúng tổ tiên
Dù tục lệ thờ cúng tổ tiên vẫn được duy trì và phát triển tại nước ta, nhưng ở thời điểm hiện tại khi giới trẻ tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau du nhập từ các nước đã khiến cho họ có sự thay đổi trong tư tưởng và cách thức thờ cúng tổ tiên.
Đứng trên phương diện tư tưởng thì mặc dù họ vẫn biết phong tục cúng lễ tổ tiên vào những ngày quan trọng trong một năm như ngày giỗ, lễ tết nhưng họ dường như không mấy mặn mà. Với những gia đình sống nhiều thế hệ thì truyền thống này còn được duy trì. Còn những gia đình chỉ sống một thế hệ, nhất là thế hệ trẻ thì không phải ai cũng giữ được tư tưởng cúng lễ tổ tiên (nhất là những người đã bị du nhập lối sống văn hóa của nước ngoài).
Đứng trên phương diện về cách thức thì có thể nói giới trẻ ngày nay đã thực hiện việc thờ cúng tổ tiên có nhiều nét khác biệt so với truyền thống mà cha ông ta để lại. Nhiều người nói rằng họ quá bận rộn công việc nên không có nhiều thời gian thực hiện việc cúng lễ cầu kỳ theo đúng tục lệ của cha ông. Do đó chỉ có thể làm đơn giản thôi. Điều này không phải là vấn đề quan trọng bởi dù không có mâm cao cỗ đầy, chỉ với vài lễ vật đơn giản nhưng chỉ cần bạn cúng lễ với thấm lòng thành kính tưởng nhớ người thân đã khuất là đã đủ thể hiện sự hiếu thảo, thấu hiểu lễ nghi của bạn.
Nghi thức thờ cúng tổ tiên theo đúng phong tục truyền thống của người Việt?
Nghe câu hỏi này thì nhiều người sẽ cảm thấy hơi khó hiểu, bởi cách thờ cúng tổ tiên từ bao đời nay đã có, là phong tục truyền thống rồi sao còn phải hỏi làm như thế nào mới đúng? Tuy nghe có vẻ khó hiểu nhưng thực tế đã cho thấy là giới trẻ hiện nay có nhiều người vẫn chưa biết đến cách thờ cúng tổ tiên theo đúng phong tục truyền thống mà thường tiến hành việc cúng lễ theo cách hiểu riêng của mình.
Có nhiều bạn trẻ chỉ biết đến ngày giỗ là phải mua lễ vật về để thắp hương nhưng lễ vật gồm những gì thì họ lại rất mù mờ. Chưa kể đến việc cúng lễ, khấn, vái, lạy của họ cũng chỉ được làm theo một cách rập khuôn, khá máy móc mà không hiểu được ý nghĩa của việc đó, cũng như không biết mình làm thế là đã đúng hay chưa?
Điều này hiện đang diễn ra khá phổ biến khi mà ngày càng có nhiều bạn trẻ thực hiện việc thờ cúng tổ tiên theo cách riêng của mình chứ không theo đúng chuẩn của phong tục truyền thống. Bởi vậy mà việc nắm được cách thờ cúng tổ tiên theo đúng phong tục là điều đang nhận được sự quan tâm của nhiều người. Và dưới đây là một số điều cơ bản trong cách thờ cúng tổ tiên theo đúng phong tục truyền thống mà bạn nên biết:
- Bày biện bàn thờ
Người Việt luôn có quan niệm rằng bàn thờ là phải thanh tịch và sạch sẽ nên việc làm vệ sinh bàn thờ bằng nước sạch, nước rượu gừng hoặc nước hoa là điều gia chủ phải thực hiện thường xuyên. Thông thường thì việc làm sạch bàn thờ sẽ tiến hành vào ngày 30, ngày 14 hàng tháng trước khi cúng mùng 1, cúng rằm và vào những ngày lễ tết, ngày giỗ…
Các đồ dùng cúng lễ trên bàn thờ phải được bày biện một cách hợp lý và theo đúng nguyên tắc là bình hoa thì phải nằm ở phía bên phải còn hoa quả thì bày ở bên trái. Đèn dầu, nến, chén thờ, mâm bồng đều sẽ đặt ở phía trên. Bát hương được đặt ở vị trí trang trọng nhất ngay giữa bàn thờ và bất di bất dịch.
- Nghi thức thờ cúng tổ tiên
Đầu tiên gia chủ sẽ phải tiến hành việc đốt đèn dầu hoặc nến lên, sau đó sẽ bắt đầu thắp hương, thỉnh chuông rồi khấn, vái. Nghi thức này đòi hỏi phải được thực hiện theo đúng từng bước và theo thứ tự vai vế của những người trong gia đình, nhất là trong các ngày giỗ Tổ thì vai vế lại càng được chú ý hơn.
Khi hương đã được thắp lên trên bát hương thì gia chủ sẽ chắp hai bàn tay lại với nhau, đưa lên ngang trán và bắt đầu đọc bài khấn theo mẫu truyền thống hoặc có thể khấn cầu xin theo ý nguyện riêng của mình. Sau khi đã đọc bài văn khấn thì gia chủ sẽ vái lạy 3 hoặc 5 vái. Hành động khấn vái được xem là biểu hiện thay cho tấm lòng hiếu kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên.
- Sắm sửa, bày biện lễ vật trên bàn thờ gia tiên
Để thể hiện rõ nét nhất tấm lòng hiếu thảo của mình thì con cháu cần phải hiểu rõ việc sắm sửa, bày biện lễ vật trên bàn thờ có ý nghĩa quan trọng như thế nào. Các lễ vật sắm sửa có thể không nhiều nhưng phải đảm bảo có hình thức đẹp mắt, chất lượng ngon và khi bày trên bàn thờ phải nhìn sao cho hài hòa.
Những lễ vật thường được sắm sửa trên bàn thờ theo đúng phong tục truyền thống gồm có hoa quả (thường là ngũ quả), bánh kẹo, rượu, hoa tươi, trầu cau, xôi, chè, phẩm oản, tiền vàng mã…Bên cạnh đó thì bạn còn có thể bày thêm gà luộc, bánh chưng, bánh bao, thịt quay hoặc các món ăn mặn khác trong ngày giỗ ông bà tổ tiên.
Đặt mâm cúng gia tiên ở đâu
Duy trì, gìn giữ nét đẹp truyền thống trong cách thờ cúng tổ tiên bằng việc sử dụng dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói
Nếu bạn cảm thấy việc sắm sửa, bày biện các lễ vật trên bàn thờ tổ tiên ông bà theo đúng kiểu truyền thống mất nhiều thời gian, công sức và muốn cải thiện nó sao cho có thể đỡ tốn công sức, thời gian mà vẫn hài lòng về hình thức, chất lượng thì cách tốt nhất đó là sử dụng dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói của Đồ Cúng Việt Nam.
Dịch vụ mâm cúng trọn gói này sẽ giúp cho bạn không còn phải lo lắng tới việc mua sắm, chuẩn bị mâm cúng nữa, thay vào đó bạn chỉ cần liên hệ với Đồ Cúng Việt Nam và đưa ra yêu cầu là tất cả đều sẽ được đáp ứng một cách hiệu quả, nhanh chóng. Cách này sẽ giúp cho bạn vừa tiết kiệm công sức, thời gian lại vừa duy trì được tục lệ thờ cúng tổ tiên theo đúng kiểu truyền thống.
Để hiểu rõ hơn về cách thờ cúng tổ tiên theo đúng phong tục truyền thống của người Việt và đặt mâm cúng trọn gói bạn hãy liên hệ với Đồ Cúng Việt Nam.
[ thờ ông bà tổ tiên, thờ ông bà là đạo gì, thờ cúng ông bà tổ tiên là đạo gì, cách cúng bàn thờ gia tiên, tho cung to tien, truyền thống thờ cúng tổ tiên, phong tục thờ cúng, cách thờ cúng gia tiên, nghi lễ thờ cúng tổ tiên, thờ tổ tiên là đạo gì, thờ cúng gia tiên, cung to tien, đạo thờ cúng tổ tiên, thờ cúng tổ tiên là đạo gì, thờ cúng ông bà ]