Mâm lễ cúng đổ mái nhà, đổ tầng nhà cùng Bài văn khấn đổ mái nhà

Giới thiệu về nghi Lễ cúng đổ mái nhà, đổ tầng nhà, cất nóc nhà

Một số kiến thức cơ bản và cần thiết bạn cần nắm được khi cúng đổ mái trong khi làm nhà sẽ giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi trong chính căn nhà của mình.

mam cung do mai nha cat noc nha - Mâm lễ cúng đổ mái nhà, đổ tầng nhà cùng Bài văn khấn đổ mái nhà
mâm cúng đổ mái nhà cất nóc nhà, cúng cất nóc mái tôn, bài cúng đổ mái nhà, văn khấn cất nóc nhà, lễ đổ mái, cúng đổ trần tầng 1, sắm lễ cúng cất nóc nhà, khấn nôm đổ mái, bài cúng đổ trần nhà, đổ trần nhà

Ở Việt Nam, làm nhà được xem như một sự kiện vô cùng quan trọng trong đời người, ngôi nhà không chỉ là nơi che mưa che nắng mà còn là nơi gắn bó của cả gia đình trong cả một đời người. Vì vậy, khi xây nhà, đặc biệt là khi đổ mái làm nhà, người ta xem trọng các tất cả các yếu tố trong đó có yếu tố tâm linh. Khi thi công giai đoạn đổ mái, người ta sẽ có nghi thức làm lễ để thể hiện lòng thành đối với các vị thánh thần cũng như tổ tiên. Chi tiết hơn về nghi thức này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Tham khảo thêm:

  • Mâm cúng khai trương
  • Mâm cúng đầy tháng bé trai

Tại sao cần cúng đổ mái nhà, đổ tầng nhà, cất nóc nhà

Đầu tiên, đổ mái nhà là giai đoạn hoàn thiện mái sàn cho căn nhà, đối với một công trình mà nói thì làm móng và đổ mái là 2 phần quan trọng nhất quyết định sự vững chãi và bền đẹp cho cả căn nhà. Chính vì sự quan trọng ấy mà khi thi công cần làm lễ đổ mái để báo cáo với thổ công, thần đất ở nơi đây về sự hoàn thiện của công trình.

Trong văn hoá của người Việt Nam, mỗi một mảnh đất đều có một vị thần cai quản hay còn được gọi là thổ công, khi thi công trên mảnh đất ấy cần có sự cho phép của thần đất và khi đã hoàn thiện cần có sự thông báo về mức độ hoàn thành. Tín ngưỡng này đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác rất lâu về trước, nó trở thành một đức tin trong lòng mỗi người mà không cần nhắc nhở. Người ta tin rằng việc làm lễ đổ mái nhà thể hiện sự biết ơn của gia chủ cũng như những người thi công công trình đối với người cai quản mảnh đất đã giúp cho quá trình diễn ra thuận lợi. Không chỉ vậy, nghi lễ còn gửi gắm những khẩn xin một khởi đất tốt đẹp từ căn nhà giúp cho gia đình hoà thuận, làm ăn tiến tới và gặp nhiều điều may.

Đối với mỗi gia đình mà nói, căn nhà là nơi nương náu, là điểm tựa, là nơi mà mỗi khi mệt mỏi nhất ta sẽ tìm về. Nó không chỉ là căn nhà, nó là tổ ấm. Mái nhà được ví như đôi cánh của chim mẹ giang ra mỗi khi muốn bảo vệ đàn con của mình khỏi mưa gió bão tố để thấy được tầm quan trọng của phân đoạn này trong thi công. Chính vì những lý do ấy mà nghi lễ cúng đổ mái nhà không là nghi thức bắt buộc, không thể bỏ qua và bất cứ công trình nào cũng cần có, Đối với những công trình lớn, thậm chí người ta còn tổ chức những buổi lễ vô cùng hoành tráng để thực hiện nghi thức này.

>>  Mâm cúng khai trương đầu năm gồm những gì? Bài cúng
mam cung dong tho khoi cong dat o dau - Mâm lễ cúng đổ mái nhà, đổ tầng nhà cùng Bài văn khấn đổ mái nhà
Mâm cúng động thổ khởi công đặt ở đâu | bài cúng cất nóc nhà, văn khấn cất nóc nhà mượn tuổi, cúng cất nóc ở đầu, lễ cúng đổ tầng 2, sắm lễ đổ trần tầng 1, đổ sàn tầng 1

Nghi thức cần chuẩn bị khi cúng đổ mái nhà, cúng đổ tầng nhà

Bất cứ một nghi lễ mang yếu tố tâm linh nào được thực hiện đều cần được chuẩn bị hết sức kỹ càng và tỉ mỉ để tránh những sơ suất không đáng có và lễ cúng đổ mái nhà cũng không phải ngoại lệ. Trong văn hoá tâm linh, người ta tin rằng nếu việc làm lễ có những thiếu sót sẽ khiến các vị thần nổi giận, là điềm không may và đem lại xui xẻo. Vì thế cần tìm hiểu một cách rõ ràng những thứ cần thiết cho buổi lễ trước khi nó diễn ra để việc làm lễ suôn sẻ.

Thông thường, tại mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những yêu cầu và lựa chọn riêng về nghi thức làm lễ cũng như những thứ được chuẩn bị dựa trên văn hoá riêng. Không có những quy chuẩn cố định về lễ vật dâng lên thần đất trong lễ cúng nhưng đối với mâm lễ cơ bản cần đảm bảo đủ 2 yếu tố đó là lễ vật và mâm cúng. Ở đây chúng tôi chia sẻ quan điểm chung nhất để độc giả có thể xem xét, cân nhắc và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất dựa trên mong muốn của mình.

mam cung dong tho combo 3 - Mâm lễ cúng đổ mái nhà, đổ tầng nhà cùng Bài văn khấn đổ mái nhà
Mâm cúng động thổ Combo-3, cúng đổ mái đặt lễ ở đâu, chuẩn bị lễ vật cúng đổ bê tông móng nhà, văn cúng đổ mái nhà, mâm cúng gác đòn dông, mâm ngũ quả cúng cất nóc, thượng lương cất nóc khoa

Về phần lễ vật, cần chuẩn bị một bộ vàng mã quần áo Quan, giấy tiền vàng, năm lá trầu, năm quả cau, năm cái oản đỏ, một mâm ngũ quả (quả tròn) và năm cây hoa hồng đỏ. Các lệ vật được để riêng biệt và ngay ngắn trên cùng một mâm.

Đối với mâm cúng thì cần chuẩn bị mâm cơm cúng đầy đủ trang trọng gồm đầy đủ các món mặn, món canh. Do đặc trưng mỗi vùng khác nhau nên không có cố định một yêu cầu về mâm cơm cúng nào, tuy nhiên, chúng tôi đề xuất một mâm cơm cơ bản gồm có: gà luộc, xôi (hoặc bánh chưng), canh rau, món xào… Ngoài các món mặn, trên mâm cần có món chay như chè, một số món riêng một đĩa muối, một ly rượu trắng, một bao thuốc, một lạng chè khô.

Đây là một số những lễ vật và món ăn cơ bản nhất cần được chuẩn bị trong lễ cúng, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn thêm một số vật phẩm khác theo mong muốn của bản thân để dâng lên tổ tiên nếu muốn. Tuy nhiên cần cân nhắc tính phù hợp đối với nghi lễ.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật cần thiết cho buổi lễ cúng đổ mái, cần đảm bảo người làm lễ có kinh nghiệm và kiến thức trong việc khấn bái bởi bài khấn vô cùng quan trọng giúp truyền tải những ước mong của gia chủ đối với bề trên, Thông thường trong những dịp lễ quan trọng này, gia chủ thường mời thầy cúng về để buổi lễ diễn ra suôn sẻ hơn.

>>  Bài cúng văn khấn rằm tháng giêng 2022, lễ vật cúng chuẩn

Một số lưu ý khi thực hiện cúng đổ mái nhà, cất nóc nhà

Không chỉ cần có sự cẩn thận trong khâu chuẩn bị cho lễ cúng đổ mái mà việc thực hiện nghi thức này cũng cần có những lưu ý nhất định. Vì là một buổi lễ vô cùng quan trọng nên thông thường, gia chủ sẽ có sự tìm hiểu từ trước khá lâu thông qua những người có kinh nghiệm.

Việc làm lễ cất nóc đổ mái nhà không chỉ dựa trên ngày giờ hoàn thiện công trình thực tế, thời điểm làm lễ phải được lựa chọn kỹ càng để phù hợp với cả mệnh, tuổi của gia chủ. Theo quan niệm của người xưa, nếu thời điểm làm lễ vào ngày đẹp, giờ đại cát đại lợi so với chủ nhà sẽ khiến cho gia đình thuận hoà, kinh tế phát triển và ngược lại. Nếu chẳng may làm lễ vào giờ xấu, giờ khắc có thể ảnh hưởng xấu đến cả công trình cũng như công danh của chủ nhà. Do đó, trước khi chọn giờ làm lễ, người ta thường xem trước thời gian phù hợp, thông qua sách vở, tính toán vô cùng chi tiết.

mam cung dong tho 2 1 1071x800 - Mâm lễ cúng đổ mái nhà, đổ tầng nhà cùng Bài văn khấn đổ mái nhà
cúng thượng lương, lễ cúng đổ mái tầng 1, sắm lễ đổ mái nhà, cách đặt nóc nhà, lễ cúng đổ mái tầng 2, lễ vật cúng đổ bê tông sàn, lễ đổ mái tầng 2, đồ cúng cất nóc nhà, bài cúng lễ cất nóc nhà, cách cúng, bài cúng đổ bê tông sàn, lễ cúng đổ trần, đồ lễ cúng cất nóc nhà, đồ lễ mâm lễ cúng cất nóc nhà

Ngoài xác định chọn thời điểm phù hợp thì những người tham gia buổi lễ cúng đổ mái cũng cần được sàng lọc và lựa chọn. Những người có tuổi xung khắc với gia chủ không nên có mặt trong thời gian làm lễ để tránh tạo điềm xấu trong thời điểm quan trọng. Thêm vào đó có thể chọn những người hợp tuổi, hợp mệnh để tạo mối quan hệ tương sinh, tương hỗ giúp chủ nhà có có thể gặp được may mắn. Có nhiều trường hợp tuổi của gia chủ không phù hợp với ngày tháng năm xây nhà còn được tư vấn việc mượn tuổi để xây hoặc làm lễ. Tuy nhiên điều này khá phức tạp và cần có sự tư vấn từ những người có kiến thức sâu rộng trước khi thực hiện.

Để buổi lễ được diễn ra một cách thuận lợi cần giữ được không khí trang trọng trong suốt thời điểm làm lễ, những người tham gia có phong thái nghiêm trang, quần áo gọn gàng, chỉnh tề. Trong suốt thời gian làm lễ không được phân tâm, tập trung vào buổi lễ, không nói chuyện hay làm việc riêng. Sự thành công của buổi lễ phụ thuộc chính vào sự thành tâm của những người tham gia.

Trong lễ cúng đổ mái nhà thì văn khấn cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, đối với những gia đình tự làm lễ thì cần có sự tham khảo với những người có chuyên môn để bài văn khấn phù hợp. Bài khấn cần nhắc đủ tên các vị thánh thần cai quan cũng như đầy đủ tổ tiên những người thờ cúng, tránh thiếu sót, thất lễ. Khi đọc văn khấn cũng không nên đọc quá to, chỉ giữ âm lượng vừa phải, dễ nghe và thành kính. Nhưng gia đình lựa chọn việc cúng bái thông qua các thầy phép thì nên có lựa chọn và cân nhắc người phù hợp để hỗ trợ lễ cúng suôn sẻ.

>>  Lễ cúng khởi công sửa nhà nên được tổ chức như thế nào?

Một yếu tố không thể bỏ qua khi cân nhắc làm lễ cúng đổ mái đó là thời tiết bởi vì hầu hết lễ cúng diễn ra ngoài trời, cần theo dõi tình hình thời tiết để cân đối thời gian làm lễ hiệu quả nhất.

Làm thế nào để cúng đổ mái nhà hoàn thiện nhất

Trong văn hoá tâm linh thì việc mắc sai lầm là không được phép bởi những gì chúng ta thực hiện là gửi gắm nguyện cầu đến những đấng tối cao, do đó mọi thứ cần được diễn ra trọn vẹn nhất. Nếu chẳng may có bất cứ một sai sót nào xảy ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến gia đình, vậy nên mọi công đoạn thực hiện phải được tính toán tỉ mỉ và cẩn trọng.

Trên đây, chúng ta đã nắm được những yêu cầu và lưu ý khi thực hiện lễ cúng đổ mái như thế nào. Dựa trên những điều này có thể thấy, để có thể thực hiện nghi lễ, gia đình có sự tìm hiểu và đầu tư thời gian công sức chuẩn bị hết sức công.

nghi thuc lam phep cung dong tho xay nha - Mâm lễ cúng đổ mái nhà, đổ tầng nhà cùng Bài văn khấn đổ mái nhà
Nghi thức làm phép cúng động thổ xây dựng công trình nhà ở chuẩn phong tục Việt

Tóm lại tất cả những yêu cầu, để thực hiện nghi thức lễ đỏ mái một cách tốt nhất, đầu tiên, cần chọn ngày giờ diễn ra buổi lễ, nên liên hệ với những người biết xem ngày để chọn ra ngày phù hợp với bản thân đi kèm với yếu tố thời tiết.

Tiếp theo, cần lên kế hoạch những thứ cần chuẩn bị cho buổi lễ từ lễ vật cho đến các nguyên liệu cần chuẩn bị cho mâm cúng. Nên gạch đầu dòng những vật phẩm này để tránh bỏ sót.

Sắp xếp trước những người tham gia lễ cúng để chọn được người phù hợp với mệnh và tuổi của chủ nhà, chủ động bố trí và đưa ra những yêu cầu về trang phục, tác phong. 

Đặc biệt, để đảm bảo sự thành công của buổi lễ, bạn nên cân nhắc đến việc chọn nhờ những người có kinh nghiệm cúng bái để làm lễ tránh những sai sót không đáng có.

Ngày nay, để hạn chế tối đã công sức của con người khi tự chuẩn bị và sắp xếp lễ cúng, dịch vụ cung cấp mâm cúng ra đời mang đến những mâm cúng được chuẩn bị sẵn theo đúng yêu cầu của khách hàng cũng như đặc thù của dịp lễ. Điều này giúp mỗi gia đình giải quyết được khối công việc nặng nề vào một ngày bận rộn.

Bạn có thể tham khảo dịch vụ của Đồ Cúng Việt Nam  để trải nghiệm chọn được mâm cúng phù hợp với nhu cầu.

banner dong tho 1400x788 - Mâm lễ cúng đổ mái nhà, đổ tầng nhà cùng Bài văn khấn đổ mái nhà

[ lễ cúng đổ mái nhà, văn khấn cúng cất nóc nhà, bài khấn đổ trần nhà, văn khấn lễ đổ mái nhà, sắm lễ đổ mái tầng 2, lễ vật cúng gác đòn dông, lễ cúng thượng lương ]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *