Mâm lễ cúng rằm tháng Chạp đơn giản, Bài văn khấn chuẩn

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Chạp chi tiết, đơn giản

Nghi lễ cúng rằm tháng Chạp là một trong những phong tục truyền thống của người Việt. Tại đây, gia chủ sẽ chuẩn bị đầy đủ mâm cúng để cầu nguyện những điều tốt đẹp đến với gia đình và người thân trong suốt năm qua. 

mam cung ram thang chap cao cap - Mâm lễ cúng rằm tháng Chạp đơn giản, Bài văn khấn chuẩn
mâm cúng rằm tháng chạp

Phong tục cúng rằm tháng Chạp là một nghi thức truyền thống của người Việt. Đó là một trong ba ngày lễ lớn vào dịp cuối năm, thời điểm sắp kết thúc năm cũ và chào đón những điều tốt đẹp trong năm mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Chạp? Nên tổ chức ra sao? Ý nghĩa nghi lễ nên thực hiện như thế nào? Để tìm câu trả lời thì hãy xem ngay bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu thêm:

  • Cách làm lồng đèn bằng hoa sen
  • Cách làm bánh trung thu rau câu đơn giản

Tại sao phải tổ chức cúng rằm tháng chạp?

Theo những quan niệm được dân gian truyền miệng kể lại vào mùng 1 âm lịch là ngày Sóc, ngày rằm tháng Chạp là ngày Vọng. Vào ngày Vọng sẽ được mặt trăng, mặt trời giao thoa nên những lời cầu nguyện sẽ được tổ tiên chứng giám. Do người, không ít người tin rằng vào ngày này thành khấn cầu nguyện sẽ được đền đáp lời khẩn cầu. 

Ngoài ra, lúc trời đất thông tỏ con người sẽ nhận được sự thuần khiết, trong sát của tâm hồn. Nghi thức này còn có tên như rửa tội, kiểm điểm bản thân, sống hướng thiện. Ngày rằm tháng Chạp là một trong 12 rằm trong năm, trăng sẽ tròn. Thời điểm này mọi người sẽ tổng kết một năm qua và chuẩn bị đón Giao thừa và Tết nguyên đán. Do đó, lễ cúng rằm tháng Chạp được chuẩn bị chỉnh chu hơn so với những rằm khác trong năm. 

mam cung ram thang chap tron goi - Mâm lễ cúng rằm tháng Chạp đơn giản, Bài văn khấn chuẩn
mâm cúng rằm tháng chạp trọn gói

Ý nghĩa về việc cúng rằm tháng Chạp

Ngày mùng 1 âm lịch là ngày Sóc, ngày rằm hàng tháng là ngày Vọng. Theo phong tục truyền thống xưa của người Việt, việc cúng rằm tháng chạp có ý nghĩa cầu nguyện, khấn gia tiên. Họ cầu mong thoát khỏi những phiền não, an lạc và đón những điều tốt đẹp nhất đến gia đình, người thân. Hơn nữa, họ mong muốn con người được trong sạch, đẩy những thứ xấu trong người ra ngoài.

Vào dịp cuối năm cũng là thời điểm tổ chức rất nhiều lễ để chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán hay cúng ông Công ông Táo, cúng giao thừa… Vì vậy bạn cần nắm  bắt cách thực hiện theo đúng phong tục.

>>  Cách làm lòng đèn hoa sen bằng tre đẹp chơi Tết Trung Thu 2021

Rằm tháng Chạp khác gì với những rằm khác trong năm?

Vào tháng Chạp có rất nhiều nghi thức thực hiện mà bạn không thể bỏ qua. Ngoài lễ cúng Tất niên, ông Công ông Táo thì cúng rằm là lễ thực hiện đầu tiên trong tháng Chạp này. Theo phong tục truyền thống xa xưa, cúng rằm tháng Chạp đặc biệt hơn các rằm khác trong nằm. Bởi đó là rằm cuối trong năm, là dịp tổng hợp những sự việc đã xảy ra trong suốt năm qua. Đồng thời, đó là dịp tổng kết lại những điều đã làm năm qua và chào đón năm mới. Vì vậy bạn cần thực hiện tươm tất, trọn vẹn thể hiện lòng thành kính. 

Bên cạnh đó, qua dịp cúng rằm tháng chạp mọi người trong gia đình được sum vầy cùng nhau nhìn lại những gì đã trải qua trong suốt năm qua. Ngoài ra, lễ cúng cũng là thời điểm bắt đầu khởi động cho những nghi thức khác như cúng ông Công ông Táo, giao thừa, Tết Nguyên Đán.

Cúng rằm tháng Chạp vào ngày nào năm 2021?

Vào tháng Chạp có 3 lễ cúng quan trọng không thể không kể đến gồm cúng rằm tháng Chạp, ông Công ông Táo, Tất niên. Do đó, dù bận rộn đến đâu người Việt đều dành thời gian sắm sửa cúng tươm tất nhất. Năm 2021, rằm tháng Chạp sẽ rơi vào Thứ Hai (17/01/2022 Lịch Dương Lịch). Vì năm nay rằm tháng Chạp rơi vào đầu tuần nên bạn cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật để thể hiện lòng thành kính. 

dich vu do cung tron goi - Mâm lễ cúng rằm tháng Chạp đơn giản, Bài văn khấn chuẩn
Dịch vụ đồ cúng trọn gói

Người thực hiện lễ cúng rằm tháng Chạp là ai?

Theo truyền thống xa xưa, rằm tháng Chạp sẽ là người lớn nhất trong nhà. Đó có thể là trưởng nam hoặc trưởng nữ nhưng đó phải là người có tiếng nói trong gia đình. Trước khi làm lễ cúng rằm tháng Chạp gia chủ phải tắm rửa gọn gàng, trang nghiêm, trang trọng để thực hiện nghi thức. Khi thực hiện phải thể hiện lòng thành kính nhất khi cúng để gia tiên thấy được lòng thành của mình. Lưu ý, bạn không nên cười đùa khi cúng hoặc chửi, cãi nhau khi đang hành lễ. Đó là điều kỵ tuyệt đối khi tham gia các buổi lễ cúng. 

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng rằm Tháng Chạp đúng chuẩn

Để lễ cúng rằm tháng Chạp đúng nghi thức, tươm tất, trang trọng gia chuẩn cần chuẩn bị tất cả các lễ vật được gợi ý dưới đây:

  • Hương.
  • Vàng mã.
  • Rượu.
  • Thuốc lá.
  • Hoa tươi.
  • Mâm ngũ quả.
  • Trầu cau.
  • Nước.
  • Nến.

Đó là những lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng rằm tháng Chạp. Ngoài ra bạn vẫn có thể chuẩn bị mâm cúng mặn. Đó là tùy phong tục và điều kiện gia đình bạn khi chuẩn bị mâm cúng. Thông thường, mâm cỗ cúng mặn sẽ có những món ăn đặc trưng vào ngày Tết như gà, chả giò, thịt đông, xôi, miếng, canh khổ qua…

Gợi ý các món ăn trong mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Chạp 

Theo truyền thống, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị đầy đủ mâm cúng rằm tháng Chạp. Tùy vào vùng miền, phong tục, điều kiện kinh tế mà bạn có thể chuẩn bị mâm cúng phù hợp. Bên cạnh mâm cúng chay, mâm cúng mặn cũng được nhiều gia đình lựa chọn. Dưới đây là những gợi ý về mâm cúng mặn mà bạn có xem qua. 

>>  Mẫu kế hoạch tổ chức ngày tết trung thu cho thiếu nhi chuẩn

Gà luộc

Bạn nên lựa chọn gà trống để chuẩn bị mâm cúng mặn rằm tháng Chạp. Theo phương Đông, gà trống là một trong những loại linh vật với các đức tính tốt đẹp của con người. Để gà luộc giữ được vẻ tự nhiên bạn nên xát muối, chanh vào phần da. Đồng thời sử dụng nồi hấp rộng, khi luộc nên đổ nước lăn tăn, hấp gà khoảng 20-30 phút. Gà sẽ chín đều mà thịt không bị đỏ hay nứt da.

Xôi

Xôi gấc là món quen thuộc của người dân Việt. Cách thực hiện gồm ngâm nếp khoảng 6 tiếng, xả và để nước ráo. Đối với gấc, bạn lấy thịt trộn đều với gạo cho một chút muối vào hấp lên 30 phút. Khi xôi chín, xới lên và trộn 3 thìa dầu ăn và hấp tiếp thêm 10 phút cho xôi mềm và chín hẳn. 

Canh măng

Đây là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp. Chuẩn bị giò móng sạch, măng khô ngâm qua đêm. Luộc qua với muối để măng giòn hơn. Tiếp đó, phi thêm hành khô và xào măng cùng với gia vị. Đối với giò bạn nêm nếm gia vị cho ngầm và bắt lên bếp đảo nhanh cho săn thì đổ thêm nước vào. Tiếp tục ninh them 30 phút và cho măng vào nồi. Nêm nếm gia vị và múc canh ra bát.

Thịt đông

Đây là món ăn được nhiều gia đình lựa chọn vừa ngon vừa chứa đựng những ý nghĩa trong những ngày giáp Tết. Cách thực hiện vô cùng đơn giản bằng cách sử dụng thịt giò bỏ xương và ướm với hành khô, mộc nhĩ và hạt nêm. Đảo thịt săn với lửa nhỏ. Nêm với gia vị vừa miệng, để nguội và múc ra bát. Sau đó bỏ vào khung và bỏ vào tủ lạnh. Đến ngày cúng bạn cắt thịt đông ra dĩa và trình bày.

Chả giò

Đây là món ăn quen thuộc không thể thiếu trong nghi lễ cúng rằm tháng Chạp. Với những nguyên liệu dễ chuẩn bị bao gồm: thịt xay, cà rốt, mộc nhĩ, miến. Sau đó nêm nếm gia vị, hành khô, tiêu để khoảng 15 phút cho tất cả nguyên liệu thâm vào nhau. Tiếp đó bạn sử dụng bánh tráng, bỏ nguyên liệu vào và cuốn lại với nhau. Sau khi hoàn thành, đem chả đi chiên qua dầu, khi thấy bánh vàng thì vớt ra giấy thấm dầu và vớt ra dĩa. 

Chả trứng 

Bên cạnh chả giò thì chả trứng cũng là món ăn quen thuộc được nhiều gia đình lựa chọn trong mâm cúng rằm tháng Chạp. Với nguyên liệu đơn giản gồm trứng, gia vị, nấm mèo, hành khô. Đánh hết tất cả lại với nhau tạo thành độ kết dính. Tiếp đó, bạn đổ dầu nóng và đổ hết tất vào chảo. Khoảng 2-3 phút bạn trở chả lại và bỏ ra đĩa. 

le vat mam cung ram thang chap - Mâm lễ cúng rằm tháng Chạp đơn giản, Bài văn khấn chuẩn
Lễ vật cúng rằm tháng chạp

Nên cúng rằm tháng Chạp vào giờ nào là tốt nhất?

Nghi lễ cúng rằm tháng Chạp là một trong những phong tục truyền thống của người dân Việt Nam. Do đó, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải chuẩn bị mâm cúng tươm tất nhằm thể hiện lòng thành của mình với ai tiên. Do đó nhiều gia đình thắc mắc nên chọn giờ cúng nào hợp lý để thể hiện tâm nguyện của mình với tổ tiên, thần linh. 

>>  Mâm cúng ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng gồm những lễ vật gì?

Thông thường, nhiều gia đình sẽ thực hiện nghi lễ cúng rằm tháng Chạp vào ngày 14 hoặc ngày 15 tháng Chạp âm lịch. Tùy vào điều kiện gia đình sẽ tổ chức cúng vào trưa hoặc tối. Chú ý bạn không nên cúng nghi lễ này quá khuya, phải cúng trước khi trời tối. Vì vậy, thời điểm tốt nhất là trưa. 

Bài văn khấn cúng Rằm tháng chạp

bai cung ram - Mâm lễ cúng rằm tháng Chạp đơn giản, Bài văn khấn chuẩn
bài văn khấn cúng rằm

Những điều cần kiêng kỵ vào ngày cúng rằm tháng Chạp

Ngày rằm tháng Chạp vào dịp cuối năm nên mọi người cần lưu ý những điểm dưới đây để mọi thứ được may mắn trong cuộc sống. 

  • Giai đoạn này bạn không nên vay tiền vì thời điểm này rất nhiều khả năng bạn sẽ không có khả năng trả số tiền nợ đó. Từ đó kéo đến năm mới bạn vẫn còn nợ tiền. Đó là điều không may mắn cho năm mới. 
  • Bạn tránh việc cãi nhau, đánh lộn vì thời điểm này các thần linh, tổ tiên đang chứng giám. Do đó, nếu xảy ra việc cãi nhau sẽ khiến phật lòng các vị. 
  • Kiêng làm vỡ chén bát vào thời điểm này. Nếu bạn làm rơi là điềm báo về sự mất mát trong các mối quan hệ trong cuộc sống.  
  • Bạn nên kiêng nói xấu với người khác. Thời điểm này bạn muốn hãm hại người khác sẽ bị rước họa vào thân, các vị thần trách phạt.

Nên sử dụng dịch vụ đồ cúng rằm tháng Chạp nào tốt nhất?

Nghi lễ cúng Rằm không đòi hỏi gia chủ phải chuẩn bị cầu kỳ lễ vật. Cũng tương tự những nghi lễ khác bạn cần chuẩn bị đầy đủ đồ lễ. Đó là lễ vật dâng lên thần linh, tổ tiên với tâm nguyện cầu mong gia đình bình yên, gặp nhiều may mắn. 

Đối với những gia đình không có quá nhiều thời gian chuẩn bị thì bạn có thể sử dụng dịch vụ Đồ Cúng Việt Nam. Đó là dịch vụ cung cấp cho khách hàng những lễ vật tươi, sạch như trầu cau, mâm ngũ quả, hoa tươi, đèn, xôi, gà…Khi sử dụng dịch vụ Đồ Cúng Việt Nam bạn yên tâm khi sử dụng với những sản phẩm chất lượng, giá cả phù hợp, giao hàng đúng hẹn. Đặc biệt bạn được đội ngũ nhân viên tư vấn chi tiết từng nghi lễ phù hợp với những lễ vật mà bạn cần chuẩn bị. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng. 

Trên đây là những chia sẻ về lễ cúng rằm tháng Chạp gồm những gì? Ý nghĩa của nghi thức? Hy vọng những thông tin hữu ích giúp bạn chuẩn bị mâm cúng đầy đủ. Không chỉ thế, bài chia sẻ còn giúp bạn chuẩn bị mâm cúng đúng cách thể hiện sự thành tâm với gia tiên, tổ tiên vào dịp này. 

dich vu do cung tron goi do cung viet nam 1 - Mâm lễ cúng rằm tháng Chạp đơn giản, Bài văn khấn chuẩn
Dịch vụ đồ cúng trọn gói – Đồ Cúng Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *