Hướng dẫn đọc bài văn khấn chuẩn trong ngày đưa Táo Quân về trời. Lễ tết ông Công ông Táo cúng gì là đúng phong tục người Việt nhất? Những lưu ý quan trọng khi gia chủ thực hiện lễ cúng ông Táo.
Tìm hiểu thêm:
- Hướng dẫn làm lễ cúng phòng trọ mới thuê
- Cách chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất
Bàn thờ ông Công, ông Táo. (Hình minh hoạ)
Chắc hẳn ai cũng biết về ngày cúng ông Táo 23 tháng Chạp hằng năm. Đây là một ngày đặc biệt theo quan niệm dân gian, mọi nhà tiễn Táo Quân về trời để báo cáo công việc ở trần gian với Ngọc Hoàng. Vậy bạn đã biết Tết ông Công ông Táo cúng gì chưa? Tham khảo bài viết dưới đây để nắm những thông tin quan trọng nhé.
Ý nghĩa Tết ông Công ông Táo
- Trong truyền thống dân gian Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày đưa ông Táo về trời. Đây là tín ngưỡng từ thời xưa và vẫn còn lưu truyền đến hiện tại. Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Kỳ và Thổ Địa trong Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, người Việt đã chuyển thành sự tích hai ông một bà, gồm vị thần Đất, thần Nhà và thần Bếp núc.
- Tết ông Công ông Táo cúng gì được mọi nhà chuẩn bị để bày tỏ lòng biết ơn đến vị thần cai quản. Đồng thời, cầu mong Táo Quân giúp họ giữ lửa trong gia đình để yên ấm và hạnh phúc.
- Mỗi năm một lần, ông Táo sẽ về trời báo cáo với Ngọc Hoàng về việc của các gia đình dưới hạ giới. Vào ngày này, gia chủ mua cá chép về cúng rồi đem ra sông hoặc ao thả. Bởi vậy, hình tượng cá chép vượt vũ môn chính là sự tượng trưng cho thăng hoa, bền bỉ, vượt khó để thành công.
- Ông Táo là vị thần cai quản hoạt động của gia chủ. Không những thế, Thổ Công còn ngăn chặn sự xâm phạm của ma quỷ và giữ bình yên, an ấm trong ngôi nhà. Do đó, tục cúng ông Công ông Táo có ý nghĩa cầu mong sự đầy đủ, ấm no.
Người Việt làm lễ tiễn ông Công ông Táo khá thịnh soạn để trông mong về những điều tốt đẹp.
Lễ Tết ông Công, ông Táo cúng gì?
Lễ tết ông Công ông Táo cúng gì là câu hỏi nhiều người tìm kiếm. Mặc dù năm nào cũng làm lễ đưa tiễn ông Táo nhưng không phải ai cũng chuẩn bị đầy đủ và đúng bộ lễ.
Mâm cúng mỗi địa phương sẽ có chút thay đổi. (Hình minh hoạ)
Bạn cần chuẩn bị những thứ sau cho mâm cúng ông Công ông Táo:
– Ba chiếc mũ. Mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn, mũ dành cho hai ông Táo thì có hai cánh chuồn. Mũ gồm trang sức với các gương nhỏ, tròn và lóng lánh cùng dây kim tuyến màu sắc rực rỡ.
– Lọ hoa tươi, đèn nến, hương, đĩa ngũ quả tươi
– Ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân và tiền vàng
Ngoài ra, nhiều gia đình còn cúng cá chép để các ông Táo có phương tiện về chầu trời. Sau khi cúng, người ta “phóng sinh” cá ở sông hoặc hồ. Một số nơi còn làm mâm cỗ mặn hoặc lễ chay để tiễn Táo Quân.
Văn khấn bài cúng ông Công, ông Táo ngày 30 Tết
Bài văn khấn ông Công ông Táo ngày 30 Tết
Trong khoảng thời gian từ 23 giờ đến 23 giờ 45 phút đêm 30 Tết, gia chủ sẽ tiến hành cúng ông Táo về nhà. Lễ cúng này tương tự với lúc rước ông Táo về trời. Dưới đây là bài sớ mẫu cúng ông Táo:
Bài cúng ông Công ông Táo áp dụng ngày 30 Tết, hay ngày rằm
Bài văn khấn cúng ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp
Bài cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp 2022. Bài cúng ông công ông táo | tết ông công ông táo cúng gì | văn khấn ông táo về trời chuẩn tâm linh
Hướng dẫn cách cúng Tết ông Công, ông Táo
Vị trí cúng
Nhà có bàn thờ Táo Quân thì cúng ở đó luôn, còn không gia chủ cúng ở bàn thờ các quan thần linh hoặc gia tiên. Trường hợp không có bàn thờ nào thì gia chủ đặt một cái bàn sạch, đặt mâm sạch lên và để đồ cúng vào. Nhớ là cúng ở khu vực nhà bếp và mâm lễ phải đặt ở bàn cao. Tuyệt đối không đặt lễ cúng ở dưới đất.
Thời gian cúng bái
Mọi thời điểm trong ngày 23 Âm lịch đều có thể thực hiện việc cúng ông Táo. Nhưng thời điểm tốt nhất là sau 6 giờ sáng và hoàn thành trước 12 giờ trưa. Đối với gia đình quá bận rộn thì có thể chuyển qua cúng vào tối ngày 22 âm.
Cách cúng ông Công ông Táo
Đầu tiên, tết ông Công ông Táo cúng gì thì gia chủ cũng phải thắp nén hương số lẻ, như 3, 5, 7, hoặc 9 nén. Sau đó, vái ba vái và bắt đầu bài khấn rồi thắp hương vào lư.
Chờ đến khi hương tàn 2/3 thì xin phép hạ lễ và hóa vàng.
Một số điểm cần lưu ý
– Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ trước khi bắt đầu lễ cúng
– Quần áo mặc gọn gàng, tươm tất và không mặc đồ hở quá khi làm lễ.
– Nhà cửa rộng mở để tạo sự thông thoáng, đón điều lành và tiễn biệt điều xấu trong quá trình làm lễ. Một số người còn quan niệm không được giật hoặc xả nước trong ngày này để tránh lộc bị trôi.
– Khi khấn vái phải phát ra thành tiếng, không quá to cũng không quá nhỏ. Không được nói thầm mà âm thanh phải thoát ra ngoài. Lúc hóa vàng, gia chủ hóa sớ đầu tiên rồi tới quần áo và tiền vàng. Bạn đốt cháy nhanh, không đụng chạm mạnh vì đồ mã rất dễ bị rách.
Một số câu hỏi thường gặp trong ngày cúng ông Công, ông Táo
Có được phép cúng ông Táo ở cửa hàng, nhà thuê hoặc cơ quan?
Đối với những ngôi nhà thuê có chủ thì bạn không cần phải cúng, còn nhà thuê riêng không chung chủ thì nên làm lễ cúng để thể hiện lòng thành kính.
Trường hợp cửa hàng kinh doanh đến nấu nướng thì nên cúng ông Táo vì những ông thần này cai quản việc bếp núc. Còn công ty, cửa hàng không kinh doanh ẩm thực thì không cần làm lễ.
Nên cúng ông Táo ở bàn thờ hay ở bếp?
Như đã nhắc ở phần trên, lễ cúng ông Công ông Táo có thể thực hiện tại bàn thờ riêng hoặc gộp chung tại bàn thờ thần linh, tổ tiên. Quan trọng cốt ở tâm phúc của mỗi người. Trong quá trình làm lễ, bếp nên bật để gia đình ấm no quanh năm. Nếu bát hương đầy thì nên rút chân nhang hoặc bốc bát hương, chỉ để lại 3 – 5 chân hương là được.
Một điều quan trọng mà gia chủ cần lưu ý trong ngày cúng ông Táo là không xin khấn tài lộc. Do đây là ngày ông Táo lên trời khai báo với Ngọc Hoàng chuyện tốt xấu trong gia đình. Vì thế, không nên đề cập đến tiền bạc làm mất lòng thần linh. Trên mâm cúng mặn không dùng thịt vịt hoặc thịt ngan.
Bài viết trên vừa trả lời cho câu hỏi tết ông Công ông Táo cúng gì và những thông tin liên quan để bạn đọc nắm rõ. Bạn thực hiện đúng với những điều trên để bày tỏ lòng thành và cầu mong được nhiều điều tốt lành cho gia đình mình nhé.