Cách bố trí bàn thờ Ông Bà Tổ Tiên [Gia Tiên] theo phong thủy

Tìm hiểu về cách bố trí bàn thờ ông bà tổ tiên

Nếu nói đến một trong những nét đặc sắc nổi bật về văn hóa của người Việt được bạn bè thế giới vô cùng ngưỡng mộ thì chắc chắn phải kể đến việc gia đình người Việt nào cũng đều có bàn thờ ông bà tổ tiên. Đây là điều gây ấn tượng mạnh mẽ với bạn bè quốc tế bởi nét văn hóa này không chỉ thể hiện được tấm lòng hiếu thảo của con cháu đời sau với những người đã khuất mà còn đã biến nó trở thành một tục lệ truyền thống mang đầy ý nghĩa nhân văn.

Tìm hiểu thêm:

  • Khai Trương Cúng Chè Gì? Mâm Cúng Khai Trương Gồm Những Gì?
  • [Giải Đáp] Lễ cúng xe mới đặt hướng nào mới tốt?
cach bo tri ban tho ong ba to tien ban tho gia tien - Cách bố trí bàn thờ Ông Bà Tổ Tiên [Gia Tiên] theo phong thủy
Cách bố trí bàn thờ ông bà tổ tiên – Bàn thờ gia tiên

Bước chân vào bất cứ gia đình người Việt nào, dù rộng hay chật chúng ta cũng đều thấy bàn thờ ông bà tổ tiên luôn được đặt tại vị trí trang trọng nhất. Đây được xem là nơi uy nghiêm nhất trong ngôi nhà bởi khi đứng trước bàn thờ chúng ta sẽ có thời gian để tưởng nhớ tới những người đã khuất, đồng thời đó cũng là khoảng lặng mà chúng ta hướng tâm linh của mình tới những điều tốt đẹp hơn được thể hiện qua lời cầu xin, khấn vái gửi tới ông bà tổ tiên.

Đối với người Việt thì cách bày trí bàn thờ ông bà tổ tiên luôn cần chú trọng và phải sắp đặt thật cẩn thận bởi chỉ cần nhìn vào cách bày trí trên bàn thờ là chúng ta có thể nhận xét và hiểu được phần nào tính cách của gia chủ. Hơn thế nữa, việc bày trí bàn thờ theo đúng phong thủy là điều khá quan trọng đối với nhiều người. Và những chia sẻ có liên quan đến cách bày trí bàn thờ theo phong thủy dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích đối với bạn.

Bàn thờ ông bà tổ tiên [Gia Tiên] là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt

Chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay là phải nhờ tới các thế hệ trước (ông bà tổ tiên), vì vậy mà từ bao đời nay người Việt vẫn luôn duy trì, giữ gìn truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên trên bàn thờ đặt tại mỗi ngôi nhà. Có thể nói đây là truyền thống mang đậm tư tưởng đạo lý uống nước nhớ nguồn và cũng là một trong những điều không thể thiếu trong mỗi một gia đình người Việt.

Thờ cúng ông bà tổ tiên đã khuất trên bàn thờ là phong tục đã được truyền từ đời này sang đời khác và luôn luôn tồn tại trong các gia đình ở khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên vị trí đặt bàn thờ tổ tiên cũng có sự khác nhau theo từng thời kỳ, từng vùng và bởi những yếu tố khác tác động tới.

Trước đây ở vùng nông thôn nước ta khi bước chân vào một ngôi nhà ba gian hoặc năm gian thì bạn sẽ thấy bàn thờ được đặt hẳn tại một gian với vị trí hoàn toàn riêng biệt. Thường bàn thờ sẽ được đặt tại gian đầu từ phía ngoài nhìn vào hoặc ở phía gian giữa nhà. Ở vùng thành phố thì bàn thờ được đặt ở ngay phòng khách, bước vào nhà là bạn có thể nhìn thấy.

Theo thời gian thì vị trí đặt bàn thờ ông bà tổ tiên tại mỗi nhà cũng có sự thay đổi. Cộng với việc thiết kế kiểu dáng của mỗi ngôi nhà lại khác nhau nên tùy thuộc vào điều kiện thực tế mà bàn thờ sẽ được đặt ở những vị trí riêng. Nhưng dù được đặt tại vị trí nào trong nhà thì sự trang nghiêm của bàn thờ ông bà tổ tiên luôn là điều mọi người chú trọng nhất.

Đông đảo mọi người đều rất quan tâm tới việc bày trí bàn thờ ông bà tổ tiên

Việc bày trí bàn thờ ông bà tổ tiên sao cho trang nghiêm, hài hòa không phải là điều đơn gian và không phải ai trong chúng ta cũng biết tới điều này. Nhất là trong thời đại ngày nay khi có quá nhiều sự du nhập tới từ văn hóa nước ngoài thì việc bày trí bàn thờ đã có nhiều điểm khác biệt so với phong tục truyền thống. Chính bởi vậy mà đông đảo mọi người đều rất quan tâm đến việc bày trí bàn thờ của ông bà tổ tiên sao cho vừa giữ đúng truyền thống lại vừa phù hợp với điều kiện thực tế của ngôi nhà mình.

>>  Bài văn khấn thần linh rằm tháng bảy

Bởi ngoài vị trí đặt bàn thờ cần phải được chuẩn bị, xem xét cẩn thận ra thì việc bày trí bàn thờ cũng là điều quan trọng không kém bởi nếu bạn làm không chuẩn thì sẽ khiến cho bàn thờ nhìn không sang trọng, lịch sự và cũng không thể hiện được sự tôn nghiêm. Đó luôn là điều khiến cho nhiều người cảm thấy vô cùng phân vân.

Dù hiện nay trên thị trường nước ta đang bày bán rất nhiều các đồ dùng chuyên bày trí trên bàn thờ nhưng trước khi quyết định mua thì chúng ta phải dành thời gian để tìm hiểu kỹ càng về các món đồ đó cũng như chức năng của nó. Bên cạnh đó thì việc chọn lựa kích thước của các đồ dùng bày trí trên bàn thờ cũng rất quan trọng vì nó đảm bảo phải phù hợp với kích cỡ của bàn thờ để tôn lên vẻ đẹp trang nghiêm hơn.

Ngoài ra, việc sắp xếp các món đồ dùng trên bàn thờ cũng phải tuân thủ theo đúng quy tắc mà cha ông ta để lại cũng như đúng theo phong thủy. Vì khi gia chủ bày trí bàn thờ đúng theo các quy tắc đó thì không những đẹp về mặt hình thức mà còn thu hút được nhiều vượng khí, tài lộc, đem đến sự bình an cho các thành viên trong gia đình nhờ sự phù trợ, che chở của ông bà tổ tiên.

Cách bày trí, bố trí bàn thờ ông bà tổ tiên theo phong thủy

Từ ngày xưa cha ông ta đã rất coi trọng việc bày trí bàn thờ ông bà tổ tiên sao cho đúng phong thủy. Dù là bàn thờ gia tiên tại riêng các gia đình hay là bàn thờ tổ tại các dòng họ thì đều có những quy tắc chung trong việc bày trí. Thực tế là không phải ai cũng biết đến các quy tắc bày trí này, đồng thời không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện để thực hiện vì nó rất cầu kỳ và đòi hỏi sự tinh tế rất cao.

Theo quan niệm xưa để lại thì cách bày trí bàn thờ ông bà tổ tiên phải tuân thủ theo cách bài trí 2 lớp như sau:

  • Lớp phía bên trong

Lớp này thường được áp sát vào tường và trên đó có một chiếc rương lớn với mặt trước gồm có 3 ô có kích thước bằng nhau. Trên mỗi 1 ô sẽ khắc chữ “Đại Tự” theo kiểu chữ Trung Quốc (chứ không phải là chữ Nôm). Phía trên lớp rương sẽ đặt thần chủ. Bạn nên lưu ý là thần chủ phải được kê trên một chiếc bệ (có thể thay thế chiếc bệ này bằng chiếc ngai để phân biệt tổ tiên thuộc hàng cao hơn và thấp hơn).

Bài vị hoặc hình ảnh của tổ tiên đã khuất sẽ được đặt ở trên mặt của bàn thờ hoặc treo lên tường tùy thuộc vào quan niệm của mỗi gia đình. Trước bài vị hoặc khung ảnh sẽ là bát hương, thường bát hương luôn đặt ở phía chính giữa bàn thờ. Ở phía trước của thần chủ sẽ bày 3 chén (ly) chuyên dùng để đựng nước trong, bình rượu nhỏ hoặc chén, đĩa nhỏ đựng trầu cau, mâm bồng để đặt hoa quả.

  • Lớp phía bên ngoài

Hai bên của bàn thờ phải bày trí 2 cây đèn (hoặc đôi nến) đối xứng nhau để khi cúng lễ thì chúng ta sẽ bật đèn hoặc thắp nến lên. Thời trước thì mọi người đều lựa chọn hai con hạc đồng để cắm nến nhưng đa phần hiện nay để đảm bảo an toàn thì đã chuyển sang sử dụng đèn điện.

Lọ hoa tươi cũng được bố trí cân xứng ở phía hai bên bàn thờ cùng với các lễ vật cúng khác như bánh kẹo, nước ngọt…Phía ngoài cùng của bản thờ để tăng thêm phần đẹp mắt và thể hiện sự tinh tế thì gia chủ có thêm trang trí thêm đôi lọ lộc bình hoặc hoành phi câu đối.

Theo quan niệm của phong thủy thì phía chính giữa bàn thờ đặt bát hương có một trụ cắm ở giữa là đồ vật mang ý nghĩa tượng trưng cho trời đất. Bát hương là tượng trưng cho các vì tinh tú còn trụ cắm chính giữa là tượng trưng cho trục của vũ trụ. Với những gia đình có thêm hai bát hương nhỏ ở phía bên trái, phải của bát hương chính thì sẽ hình thành nên một tư thế tam tài đầy vững chắc. Đèn hoặc nến đặt ở hai bên đối xứng trên bàn thờ mang trong mình sự tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng. Chính bởi vậy mà bạn cần phải sắp xếp các đồ vật trên bàn thờ theo đúng vị trí và đúng quy tắc để không làm đảo lộn trật tự của ngũ hành.

Thêm vào đó thì việc sắp xếp, bày trí đồ dùng cúng lễ trên bàn thờ đúng theo phong thủy còn giúp cho gia chủ có thể gia tăng thêm vượng khí, thu hút nhiều tài lộc, mong cầu sự may mắn, bình an, hạnh phúc sẽ đến với mình cùng các thành viên trong gia đình.

>>  Lễ vật cúng đất đai gồm những gì? Với cách cúng chuẩn

Các lễ vật cúng trên bàn thờ ông bà tổ tiên thường gồm những gì?

Sau khi đã hoàn thành việc bày trí bàn thờ của ông bà tổ tiên theo đúng chuẩn phong thủy thì bước tiếp theo bạn luôn phải chú ý tới việc sắm sửa đầy đủ các món lễ vật cúng trên bàn thờ. Những lễ vật cúng khá đa dạng nhưng thông thường sẽ bao gồm có:

  • Hoa tươi (thường chọn loại hoa có màu sắc rực rỡ)
  • Trầu cau 
  • Hoa quả (nếu vào ngày giỗ, ngày Tết thì thường sẽ bày ngũ quả, còn vào các ngày mùng 1, ngày rằm thì có thể bày một loại quả tượng trưng cũng được)
  • Bánh kẹo 
  • Nước
  • Trà
  • Rượu
  • Xôi
  • Chè 
  • Tiền vàng mã
  • Y phục dành cho những người đã khuất
  • Mâm cơm cúng: thường cúng ông bà tổ tiên chúng ta sẽ cúng cỗ mặn với rất nhiều các món ăn khác nhau tùy theo sở thích, điều kiện của mỗi gia đình. Thời gian qua có nhiều gia đình đã chuyển từ việc cúng cỗ mặn sang cúng cỗ chay

Mâm cúng gia tiên chuẩn bị lễ vật cúng chay mang lại lợi ích gì?

Cũng có rất nhiều quan điểm cho rằng việc lựa chọn mâm cúng chay sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho gia đình. Dưới đây là một vài lợi ích cũng như theo quan niệm tâm linh mà bạn có thể tham khảo trước khi lựa chọn mâm cúng chay cho tổ tiên.

  • Việc lựa chọn mâm cúng chay để dâng lên cúng ông bà cha mẹ đã khuất có thể là do tín ngưỡng tôn giáo. Có rất nhiều gia đình theo đạo Phật lựa chọn lễ vật cúng chay để mang đến cảm giác thanh tịnh và giảm thiểu tình trạng sát sanh trong những ngày đặc biệt. 
  • Cũng có rất nhiều gia đình có truyền thống ăn chay trường do đó lựa chọn việc cúng chay để có thể sử dụng thực phẩm sau khi đã cúng kiến lên ông bà tổ tiên. 
  • Việc lựa chọn mâm cúng chay để dâng lên ông bà tổ tiên cũng tùy thuộc vào mục đích nhân đạo của nhiều người. Lựa chọn chế độ ăn chay và cuốn kiến các món chay là một trong những cách làm phước và giảm sát nghiệp. Ăn chay sẽ giảm bớt sự giết chóc, tạo cảm giác thanh tịnh và tốt cho sức khỏe.

Gợi ý mâm cơm cúng chay đơn giản và dễ làm vào ngày rằm

Nếu như bạn đang khó khăn trong việc chuẩn bị mâm cơm cúng vào ngày rằm để dâng lên ông bà tổ tiên có thể tham khảo mâm cơm cúng cơ bản sau đây. Mâm cơm này được thiết kế với rất nhiều món ăn khác nhau được làm từ nguyên liệu dễ kiếm. Không chỉ dễ chế biến mà hương vị cũng cực kỳ thơm ngon thích hợp cho những ngày rằm thanh tịnh.

Mâm cúng chay ấn tượng

Mâm cơm đầu tiên mà chúng tôi muốn gợi ý cho bạn là sự kết hợp giữa món cháo gỏi gà chay, ngô chiên cay, chả giò khoai lang, thịt nướng chay, xôi hạt sen, chè cốm, canh chay thập cẩm, cải thìa và nấm hương luộc.

Món đầu tiên trong mâm cúng chay này đó là món gỏi gà chay kết hợp giữa hạt sen và bắp. Vị chua ngọt của gỏi gà cùng vị béo của hạt sen sẽ mang đến cho bạn một món ăn vô cùng thơm ngon. Chả giò với nhân khoai lang ăn cùng với nước mắm chua ngọt cực kỳ thơm ngon. Để tăng thêm độ béo của khoai lang bạn có thể bổ sung thêm đậu xanh.

Kết hợp cùng với món chè cốm thơm lừng và vị cốm dẻo thơm sẽ làm cho mâm cúng trở nên đặc sắc hơn. Ngoài ra, gia đình có thể chuẩn bị thêm một tô canh chay thập cẩm với các loại rau củ quen thuộc dễ tìm như cà rốt, khoai tây, su su…

Mâm cúng chay đơn giản

Mâm cúng chay đơn giản sẽ bao gồm có gỏi bưởi chay, canh khổ qua, cơm trộn gạo lứt chay, xôi vò, mì xào chay, đậu que luộc. Mâm cơm này được thiết kế đa dạng các món ăn khác nhau trong đó có món chè đậu trắng. Chè đậu trắng là một trong những món chè quen thuộc với hương vị thơm ngon kết hợp giữa vị béo bụi của đậu trắng và vị thơm lừng của nước cốt dừa.

Để tăng hương vị khi ăn chè đậu trắng có thể kết hợp thêm món xôi vò dẻo thơm. Xôi vòi là một trong những món xôi quen thuộc của người Việt Nam, kết hợp giữa hạt nếp và đậu xanh.

Trong công thức này còn có món gỏi bưởi chay vừa thanh đạm lại vừa dễ ăn. Những tép bưởi mọng nước kết hợp cùng vị béo bùi của đậu phộng sẽ mang đến hương vị vô cùng thơm ngon cho mâm cúng.

Gạo lứt loại gạo giàu giá trị dinh dưỡng, cực kỳ tốt cho sức khỏe và được sử dụng để chế biến rất nhiều món chay. Bạn có thể sử dụng gạo lứt để kết hợp cùng với hạt sen cà rốt và đậu hũ xào chín. Sự kết hợp của các nguyên liệu này sẽ giúp cho bạn tạo ra một món ăn thơm ngon và hấp dẫn để dâng cúng vào ngày rằm.

>>  Mùng 5 tháng 5 là ngày gì? Mâm cúng mùng 5 tháng 5 gồm những gì?

Mì xào chay cũng là một trong những món ăn ngon thích hợp để cúng vào ngày rằm. Sự kết hợp giữa mì dai mềm cùng với nấm rơm, đậu hũ và một ít nước tương cay sẽ vô cùng hấp dẫn cho món cúng ngày rằm.

Trong mâm cúng chay ngày rằm không thể thiếu món canh do đó bạn có thể nấu một nồi canh khổ qua dồn đậu hũ kết hợp cùng với nấm mèo. Vị béo của tàu hũ kết hợp cùng với độ giòn sựt của nấm mèo sẽ tạo cảm giác hứng thú khi bạn ăn.

Mâm cúng chay dễ làm

Nếu như bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị cho mâm cúng có thể tham khảo các món như heo quay chay, chả giò, đậu hủ ky kho nấm đông cô, canh măng, rau củ luộc, xôi cốm. Để có thể làm ra một phần heo quay chay bạn chỉ cần chuẩn bị bánh mì và chả lụa chay. Phần thịt của heo quay chay sẽ sử dụng chả lụa chay còn phần mỡ sẽ sử dụng bột mì.

Một món ăn cũng rất thơm ngon và dễ làm mà bạn có thể chuẩn bị cho mâm cúng ngày rằm đó là món chả giò. Món chả giò bên ngoài có lớp áo giòn rụm và phần bên trong nhân nấm em thơm ngon.

Đậu hũ kho nấm đông cô cũng là một trong những món kết hợp trong mâm cúng chay đơn giản. Hương thơm của tàu hũ khi kho cùng với nấm đông cô sẽ vô cùng đậm đà. Ăn cùng với cơm sẽ vô cùng kích thích vị giác và mang đến một mâm cơm đầy đủ với rất nhiều món ăn khác nhau. Canh măng kết hợp với mọc chay cũng cực kỳ phù hợp để bạn có thể bổ sung vào mâm cúng đơn giản. 

Mâm cúng chay đặc sắc

Mâm cúng chay đặc sắc với rất nhiều món nổi bật mà bạn có thể tham khảo chuẩn bị bao gồm có chả quế chay, chè bột lọc nhân đậu xanh, xôi đậu xanh, canh chua chay, đậu hũ chiên, nấm đùi gà kho tiêu, rau củ luộc và sườn xào chua ngọt.

Chả quế chay kết hợp cùng với xôi đậu xanh được xem là sự kết hợp vô cùng hoàn hảo cho mâm cúng chay đặc sắc. Xôi đậu xanh có hương vị thơm ngon ăn cùng với chả quế sẽ mang đến cảm giác vô cùng hấp dẫn. 

Chè bột lọc nhân đậu xanh là một trong những món ăn hấp dẫn trong mâm cúng này mà bạn có thể sử dụng để cúng kiến. Chè có lớp bên ngoài được làm từ bột năng dẻo dai, kết hợp cùng với đậu xanh béo sẽ tạo nên một món tráng miệng hấp dẫn.

Món canh chua chay với rất nhiều nguyên liệu như đậu hũ, dọc mùng, cà chua, giá, đậu bắp sẽ mang đến cho bạn một món cúng vô cùng hấp dẫn. Tất cả các món ăn ở trên cúng cùng với một tô cơm nóng sẽ cực kỳ hài hòa.

Món đậu hũ chiên xù với lớp bên ngoài vô cùng giòn tan và bên trong mềm mịn. Tàu hũ ăn cùng với nước tương ớt sẽ vô cùng hấp dẫn và ngon khó cưỡng. Món cuối cùng trong mâm cơm đó chính là món sườn xào chua ngọt vô cùng hấp dẫn với rất nhiều nguyên liệu như đậu hũ, ớt chuông, dưa chuột, thơm,…

Lời kết

Dù là bạn cúng cỗ mặn hay cỗ chay thì cũng đều phải chú ý tới việc lựa chọn nguyên liệu, nấu nướng cẩn thận để đảm bảo chất lượng và chú trọng đến hình thức trình bày sao cho đẹp mắt. Các lễ vật khác bày biện trên mâm cúng cũng vậy, tuyệt đối không để xảy ra sơ sót vì nó sẽ làm ảnh hưởng tới tấm lòng hiếu thảo của bạn tới ông bà tổ tiên.

Gợi ý những mâm cơm cho cúng đơn giản với rất nhiều nguyên liệu dễ kiếm hy vọng giúp cho bạn có thể chuẩn bị được mâm cúng vào ngày rằm tươm tất nhất. Còn trong trường hợp nếu như bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị mâm cơm cúng vào ngày rằm có thể đặt mâm cơm cúng từ những đơn vị cung cấp dịch vụ. Có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ mâm cúng vào ngày rằm với chất lượng và giá cả hợp lý. Chỉ cần liên hệ với họ là bạn có thể dễ dàng lựa chọn được các món ăn phối hợp trong mâm cúng ngày rằm.

Để biết thêm về những chia sẻ liên quan đến cách bày trí bàn thờ ông bà tổ tiên cũng như để không phải bận tâm, lo lắng tới việc chuẩn bị mâm cúng lễ vào những ngày quan trọng trong năm thì bạn hãy liên hệ với Đồ Cúng Việt Nam – đơn vị chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói chất lượng nhé.

banner 3 scaled e1641190968297 - Cách bố trí bàn thờ Ông Bà Tổ Tiên [Gia Tiên] theo phong thủy
Đồ Cúng Việt Nam chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói chất lượng cao
[ cách bố trí bàn thờ ông bà tổ tiên | hướng dẫn cúng ông bà tổ tiên | bày bàn thờ cúng ông bà tổ tiên | mâm cúng giỗ | giỗ tổ tiên | cúng ông bà | đồ cúng trọn gói ]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *