Tìm hiểu về ngày tết Trung Thu và cách làm lồng đèn ngôi sao chơi tết Trung Thu
Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cách làm lồng đèn ngôi sao chơi tết Trung Thu. Hi vọng có thể hướng dẫn độc giả tự làm một chiếc đèn ngôi sao nhé.
Trung Thu là một lễ tết lớn trong phong tục và văn hóa của người Việt Nam. Vào ngày này thì mọi người sẽ trở về nhà đoàn viên cùng với gia đình. Lúc này gia đình sẽ quây quần bên mâm cỗ, hỏi han về tình hình cuộc sống của nhau. Bọn trẻ con sẽ cầm những chiếc lồng đèn sáng rực vui đùa bên cạnh. Chúng ta cùng tìm hiểu về cách làm của những chiếc lồng đèn ngôi sao sáng rực và xinh đẹp này nhé.
Tìm hiểu thêm:
- Cách nấu xôi vò thơm ngon tại nhà
- Kế hoạch tổ chức tết trung thu cho thiếu nhi đặc sắc
Nguồn gốc tết Trung Thu
Có nhiều thuyết cho rằng tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của người Việt Nam. Cũng có thuyết cho rằng tết Trung Thu là được du nhập và tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam là ba truyền thuyết về Trung Thu mà được nhiều người biết nhất. Cũng như được truyền tụng qua nhiều đời nhất. Tuy nhiên thì cho đến nay vẫn chưa thể xác minh chính xác nguồn gốc tết Trung Thu là xuất phát từ đâu.
Song, tết Trung Thu vẫn luôn là một lễ tết lớn trong văn hóa và phong tục của người Việt Nam. Vẫn luôn được truyền tụng qua nhiều đời lưu giữ cho đến ngày nay.
Các hoạt động thương diễn ra trong ngày tết Trung Thu
Trong dịp tết Trung Thu thì tùy từng vùng miền hay từng đất nước khác nhau mà có các hoạt động không giống nhau. Nhưng chung quy thì vẫn có rất nhiều hoạt động diễn ra vào ngày này như:
Rước đèn
Tại một số nơi vẫn còn được bảo tồn và lưu giữ những nét đặc trưng của ngày tết Trung Thu. Thì người ta thường tổ chức cho các trẻ em rước đèn. Mỗi một đứa bé sẽ cầm những chiếc lồng đèn được thắp nến sáng rực. Bọn trẻ sẽ cùng nhau đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm Trung Thu. Đối với các lễ hội rước đèn có quy lớn thì họ thường tổ chức một cuộc thi làm lồng đèn. Chiếc lồng đèn đẹp nhất sẽ được trao giải. Và cùng với những chiếc lồng đèn khác sẽ được trưng bày để mọi người chiêm ngưỡng. Hay tại một số địa phương sẽ tổ chức làm một chiếc lồng đèn thật to rồi chở lồng đèn đi diễu hành khắp phố.
Múa lân
Thì thường được tổ chức vào trước ngày tết Trung Thu. Nhộn nhịp nhất là vào các đêm 14, 15. Ngày nay thì múa lân không quá phổ biến vào dịp tết Trung Thu. Có những nơi tổ chức tết Trung Thu lớn thì sẽ có hoạt động múa lân sôi nổi với vô số người vây quanh xem.
Bày cỗ
Mâm cỗ Trung Thu thì tùy vào từng nhà, từng vùng hay từng nước khác nhau mà sẽ khác nhau. Cách bày trí, món ăn, khẩu vị,… thì mỗi nơi đều sẽ có khác biệt nhất định.
Thường thì sẽ có hoa quả và vô số những loại bánh từ bánh nướng đến bánh dẻo thập cẩm hoặc là các loại bánh chay. Với nhiều hình dạng như hình lợn mẹ với đàn lợn con béo mũm mĩm hay có hình cá chép sống động,…
Cùng với những món ăn và thức uống đi kèm như rau, chả, thịt, rượu, nước ngọt, trà,… Tùy vào sở thích và khẩu vị của mỗi nhà mà mâm cỗ sẽ mang những đặc trưng riêng biệt không giống nhau.
Làm đồ chơi Trung Thu
Các loại đồ chơi phổ biến nhất trong dịp lễ tết Trung Thu thì có rất nhiều, đa dạng từ mẫu mã đến phong phú về màu sắc. Có những mặt nạ mang hình dạng tượng trưng như: mặt nạ Hằng Nga, mặt nạ Tôn Ngộ Không, mặt nạ siêu nhân,… Những chiếc lồng đèn rực rỡ với ánh nến sáng chói như: đèn ông sư, đèn ông sao, đèn hoa sen,…
Ngoài ra còn có các món đồ chơi tự làm và được lưu truyền đến ngày nay như: trống bỏi, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng… Cùng với những chiếc thuyền hay hoa đăng làm từ đủ loại nguyên vật liệu sau đó thắp nến và thả xuống sông.
Hát trống quân
Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có một tục gọi là hát trống quân. Vào dịp tết Trung Thu thì nam nữ sẽ chia thành hai bên vừa hát đối đáp với nhau. Vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép được kéo căng trên một chiếc thùng rỗng. Khi đó sẽ bật ra những tiếng “thình thùng thình” làm nhịp cho câu hát. Những câu hát rất vần và âm điệu, có thể hát theo ý hoặc hát đố những câu đã có sẵn.
Tục tặng quà
Vào ngày tết Trung thu thì mọi người thường tặng quà cho nhau. Các món quà thường là các hộp bánh có hương vị ngon, chiếc lồng đèn được làm tinh xảo, vài gói trà ngon,… Các cơ quan, doanh nghiệp thường tặng quà là một bánh Trung Thu đủ vị cho khách hàng và cán bộ công nhân viên.
Đối với người trong gia đình thì hay tặng bao lì xì, quần áo, hoa quả, bánh trà,… Các đứa trẻ thì được tặng đồ chơi hay bao lì xì dùng làm tiền tiêu vặt.
Ngắm trăng
Vào ngày này thì trăng rất tròn, rất đẹp và rất sáng. Mọi người thường bày một mâm tiệc ngoài trời vừa ăn uống vừa cười đùa. Vừa ngắm trăng vừa kể cho nhau những câu chuyện ngày xưa đến ngày nay.
Ý nghĩa của lồng đèn ngôi sao trong ngày tết Trung Thu
Lồng đèn ngôi sao chính là loại đèn xuất hiện nhiều nhất vào mỗi dịp Trung Thu. Đây là một loại đèn truyền thống có hình ngôi sao 5 cánh được bọc bởi một lớp giấy kiếng kéo căng thẳng. Theo văn hóa phương Đông thì hình dạng lồng đèn ngôi sao có 5 cánh. Cùng với một sợi dây kim tuyết bao tròn xung quanh ngôi sao thì có rất nhiều yếu tố phong thủy. Ngôi sao năm cánh chính là hình ảnh tượng trưng cho với ngũ hành tương sinh tương khắc. Gồm có: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Từ đó có thể lý giải là người dân muốn gửi gắm thông điệp về sự cân bằng giữa vạn vật. Và sự hài hòa trong các mối quan hệ của cuộc sống.
Ngày nay, thì với trí óc sáng tạo của con người thì có thể tạo ra rất nhiều loại đèn khác nhau. Tuy nhiên thì chiếc lồng đèn ngôi sao 5 cánh vẫn luôn là một loại đèn truyền thống. Mà không có bất cứ loại lồng đèn có thể đánh bại. Bằng chứng là ngày nay loại lồng đèn vào dịp tết Trung Thu phổ biến nhất vẫn là loại lồng đèn ngôi sao 5 cánh.
Tuy nhiên so với ngày xưa thì ngày nay lồng đèn ngôi sao đã được làm mới hơn rất nhiều. Đa dạng về kích thước lớn nhỏ khác nhau, màu sắc phong phú hơn lồng đèn ngôi sao ngày xưa rất nhiều. Ngoài ra thì trên mặt lồng đèn được trang trí thêm nhiều hoa văn đẹp mắt.
Dù hình dáng thế nào thì lồng đèn ngôi sao vẫn luôn mang ý nghĩa tốt lành. Hi vọng mọi thứ suôn sẻ và bình an. Người trong gia đình sẽ không có nhiều mâu thuẫn, xung đột. Mọi người luôn được hạnh phúc và vui vẻ.
Vật liệu làm lồng đèn ngôi sao
Đầu tiên là cần chuẩn bị 10 thanh tre đã vót đẹp với chiều dài khoảng 50cm trên 1 thanh tre. Tiếp theo là vót thêm 5 thanh tre dẹp có chiều dài 8cm trên 1 thanh tre.
Tiếp theo thì cần có dây kẽm cắt thành khúc. Mỗi khúc có chiều dài khoảng 5cm. Cùng với 1 khúc kẽm dài khoảng 10cm quấn thành lò xo. Có thể quấn xung quanh chiếc đũa để tạo hình lò xò.
Kế đến nữa là chuẩn bị giấy kiếng màu. Thường thì lồng đèn ngôi sao sẽ có màu đỏ. Tùy theo sở thích mà có thể mua thêm những giấy kiếng có màu sắc yêu thích như: màu vàng, màu xanh, màu tím.
Cuối cùng là cần có hồ dán để dán giấy kiếng lên ngôi sao, kềm và kéo để cắt. Ngoài ra thì có thể chuẩn bị thêm một số phụ kiện để trang trí như dây kim tuyến, hình dán decal.
Cách làm lồng đèn ngôi sao
Xếp 10 thanh tre dài đã chuẩn bị thành 2 hình ngôi sao 5 cánh và nối với nhau cố định bằng dây kẽm.
Xếp chồng 2 ngôi sao 5 cánh đã làm ngắn ngắn lên nhau. Rồi dùng dây kẽm cố định 5 đỉnh của ngôi sao lại với nhau sao cho thật chặt.
Để tạo thành khung xương cho lồng đèn thì được làm bằng cách. Dùng những thanh tre ngắn đã chuẩn bị chống vào giữa các điểm giao nhau của hai ngôi sao 5 cánh.
Bôi hồ dán vào các cạnh của một mặt ngôi sao trước. Rồi kéo căng giấy kiếng dán lên ngôi sao. Sau đó rọc bỏ những phần giấy kiếng bị thừa. Rồi làm tương tự với mặt còn lại của ngôi sao.
Hoặc có thể đo kích cỡ của từng cánh ngôi sao. Rồi dựa theo kích cỡ đó mà cắt từng miếng giấy kiếng vào từng cánh ngôi sao đã được bôi hồ dán.
Có thể sáng tạo để chiếc lồng đèn được xinh đẹp hơn bằng cách dán mỗi cánh ngôi sao bằng mỗi màu khác nhau. Hay cắt giấy màu thành những hoa văn hoặc những miếng dán decal yêu thích lên lồng đèn. Cũng có thể dán kim tuyến lên cánh ngôi sao hoặc xung quanh ngôi sao,…
Cuối cùng là sau khi hoàn thành thì phải đem ra phơi nắng hay đốt nến hoặc dùng máy sấy sấy nhẹ lồng đèn thì giấy kiếng mới căng và bóng được.
Những điều cần chú ý khi làm lồng đèn ngôi sao
Khi vót các thanh tre nên vót sạch sẽ và gọn gàng
Có thể dùng nhiều loại giấy màu khác nhau nhưng giấy màu phải nguyên vẹn và không được chấp vá.
Có thể thay hồ dán bằng băng keo hai mặt. Và hãy nhớ dán hồ hoặc băng keo hai trước khi dán giấy kiếng.
Nhất định phải vuốt cho miếng giấy kiếng căng bóng và phải thật phẳng.
Có thể trang trí bằng cách dùng màu vẽ nước để vẽ hoa văn trang trí lên giấy kiếng.
Hoặc có thể dùng giấy màu, hoặc sợi len cắt tạo tua gắn vào các đuôi ngôi sao cho thêm sinh động.
Trên là một số thông tin hữu ích về ngày tết Trung Thu và đặc biệt là có hướng dẫn chi tiết cách làm lồng đèn ngôi sao chơi tết Trung Thu. Hi vọng có thể cung cấp những thông tin hữu ích và thiết thực nhất đến với quý độc giả. Chúng tôi rất hy vọng từ sự hướng dẫn trên thì quý khách hàng có thể tự tay làm một chiếc lồng đèn ngôi sao xinh đẹp. Và một mùa tết Trung Thu có thể ấm áp như ánh sáng tỏa rực từ đèn lồng ngôi sao.
Khi quý khách hàng muốn chọn một đơn vị uy tín và chất lượng để đặt những mâm cỗ, mâm cúng. Và quá đau đầu không biết phải chọn lựa cái nào khi có quá nhiều sự lựa chọn. Mà không biết rõ cái nào có đảm bảo.
Vậy thì hãy liên hệ với Đồ Cúng Việt Nam. Một đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ đồ cúng từ mâm cỗ, mâm cúng, đồ cúng,… uy tín và chất lượng. Tự tin có thể làm hài lòng mọi khách hàng và đem đến những dịch vụ tốt nhất.